Một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Thứ sáu - 27/08/2021 04:32 781 0
Những ngày đầu năm mới, ngư dân các huyện ven biển Nghệ An lại bắt đầu công việc quen thuộc “vươn khơi bám biển”. Từ ngư dân “vươn khơi xa” cho đến ngư dân khai thác thủy sản ven bờ đều mong muốn một mùa bội thu tôm cá. Nghề khai thác thủy sản ven bờ đã trở thành nghề “truyền thống” của những người dân vùng biển. Để hoạt động khai thác ven bờ phát triển ổn định mà không gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên thì ngoài sự quản lý của các ban, ngành chức năng, người dân cũng phải tự nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
 
Một số lượng lớn tàu cá cỡ nhỏ khai thác ven bờ ở Nghệ An là bè mảng

Toàn tỉnh hiện có 3.444 tàu thuyền khai thác thủy hải sản. Trong đó, có khoảng 1.690 tàu thuyền khai thác thủy sản ven bờ, với nhiều loại hình thức khác nhau như nghề lưới rê, nghề lờ, te, đăng, đáy … Đại bộ phận chủ sở hữu các phương tiện khai thác là các hộ gia đình có thu nhập bấp bênh, đánh bắt tự phát theo kinh nghiệm, nên không có đủ nguồn lực để nâng cấp, đóng mới tàu công suất lớn, vì thế hiệu quả kinh tế chưa cao. Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ven bờ ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản ven bờ có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt. Một bộ phận ngư dân đã dùng mọi biện pháp để tăng sản lượng mỗi chuyến đánh bắt như giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác hoặc dùng những biện pháp mang tính chất hủy diệt như dùng chất nổ,  xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Trong khi đó, quy hoạch thủy sản định hướng đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá công suất nhỏ, khai thác ven bờ; tăng tàu công suất lớn, tiến tới phát triển nghề cá theo hướng hàng hóa, hiện đại. Để làm được điều đó, Chi cục Thủy sản tổ chức rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện công tác quản lý tàu cá; triển khai các chương trình, nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ và phát triển bền vững thủy sản ven bờ, xây dựng mô hình đồng quản lý nghề khai thác thủy sản, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm Luật thủy sản và các văn bản hướng dẫn; quản lý chặt việc cấp phép đóng mới tàu cá.

Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Nghệ An sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy sản cho mọi người dân nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản chính là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người; sử dụng những dụng cụ khai thác thân thiện môi trường; không khai thác trong thời gian thủy sản sinh sản, chưa đến thời kỳ khai thác và các đối tượng cấm khai thác; không khai thác trong vùng cấm; khai thác thủy sản với ngư cụ có kích thước mắt lưới đúng quy định; kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Việc quản lý chặt chẽ việc khai thác thủy sản ven bờ vừa góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi sinh, môi trường biển, vừa giúp người dân thực hiện khai thác bền vững và đạt hiệu quả cao./.

Nguồn: Phòng Quản lý tàu cá và CSDVHC nghề cá

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay11,450
  • Tháng hiện tại340,967
  • Tổng lượt truy cập13,734,493
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây