Tham gia Hội nghị bàn giải pháp phát triển Nuôi trồng thủy sản trên biển bền vững năm 2022

Thứ hai - 16/05/2022 03:06 500 0
Triển khai Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời giao lưu gặp gỡ, trao đổi giữa các đơn vị, địa phương ven biển; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển Nuôi trồng thủy sản trên biển bền vững năm 2022 tại thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận ngày 11/5/2022.
 
Tham dự Hội nghị có các đồng chí Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - chủ trì hội nghị; đồng chí Lê Huyền - PCT tỉnh Ninh Thuận - đồng chủ trì; đồng chí Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - đồng chủ trì cùng đại diện của các đơn vị chuyên môn như Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Vụ Khoa học và Công nghệ, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1/2/3,... đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT 28 tỉnh/thành phố ven biển, đại diện các công ty như Công ty Autralis, Công ty Deheus, Công ty Trường Phát, Công ty giống thủy sản Đắc Lộc,…

Tại hội nghị, các đại biểu đã được thông qua hiện trạng nuôi biển Việt Nam và các nội dung chính của Kế hoạch thực hiện Đề án nuôi biển; Các giải pháp phòng chống dịch bệnh cho nuôi biển nhằm thực hiện nhiệm vụ tại Đề án 1664/QĐ-TTg; Một số khó khăn khi triển khai NTTS trên biển; Hiện trạng sản xuất và giải pháp phát triển nuôi biển của các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ninh,…; hiện trạng và định hướng phát triển nuôi biển của Công ty Autralis; Giải pháp hạ ầng nuôi biển công nghiệp kết hợp du lịch của Công ty cổ phần nhựa Super Trường Phát; Giải pháp sản xuất và cung ứng thức ăn phục vụ nuôi biển của Công ty Deheus cùng nhiều ý kiến tham gia khác của các địa phương.

Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã giải đáp các ý kiến, đề xuất tại hội nghị và đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển như sau:
- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển NTTS trên biển (Bao gồm: Đầu tư hạ tầng thiết yếu vào các vùng nuôi biển tập trung và sản xuất giống nuôi biển tiềm năng; xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển xa bờ, công nghiệp hỗ trợ, chế biến sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến, hỗ trợ kinh phí bảo hiểm cho nuôi biển; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong NTTS trên biển, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản; hỗ trợ thủ tục để doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nuôi biển quy mô lớn, việc cho thuê, giao khu vực biển; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong nuôi biển,…).
- Về quan lý, tổ chức sản xuất: tập trung tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong đó doanh nghiệp chế biến, thu mua, tiêu thụ là hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi sản xuất; tổ chức lại các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, chs trọng các mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã nhằm tăng cường hỗ trợ nhau trong sản xuất và bảo vệ môi trường;…
- Về giống phục vụ nuôi biển: tiến hành rà soát và có kế hoạch ưu tiên nghiên cứu, chọn tạo giống phục vụ nuôi biển phù hợp với kế hoạch phát triển chung cả nước, trong đó tập trung vào nhóm có giá trị kinh tế cao như: cá song, vược, chim vây vàng, giò, tráp, ngừ, sủ đất, hồng mỹ; ngao, hàu, tu hài, sò huyết, vẹm xanh; tôm hùm, cua biển, ghẹ; rong tảo biển; sinh vật cảnh,… đồng thời tổ chức thu nhập, nhập khẩu, lưu giữ và bảo vệ đàn giống gốc; cải tiến chất lượng của con giống bố mẹ, để sản xuấ ương dưỡng đủ số lượng và đảm bảo chất lượng con giống phục vụ nuôi thương phẩm.
- Về thức ăn phục vụ nuôi biển: hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác nghiên cứu, phát triên sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển; từng bước làm chủ công nghệ sản xuất thức ăn phục vụ sản xuất giống và nuôi thương phẩm,…
- Về công nghệ nuôi, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, công nghệ sinh học và khuyến ngư: xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng cho các vùng nuôi, đối tượng nuôi theo hướng an toàn sinh học; nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho lồng bè nuôi biển khi điều kiện thời tiết không thuậ lợi; xây dựng và nhân rộng các điển hình thành công trong công nghiệp nuôi biển; nghiên cứu công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm, chiết xuất các vi chất từ sản phẩm nuôi biển, phụ phẩm chế biến từ nuôi biển gắn với đánh giá về nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng của các thị trường trọng điểm, tiềm năng để phát triên công nghệ và các sản phẩm chế biến phù hợp,…
- Về quan trắc môi trường, phòng chống dịch bệnh chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu: xây dựng và vận hành hệ thống quan trăc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh chủ động; đầu tư chuyển đổi ứng dụng công nghệ trong các khâu quan trắc, cảnh báo và thông tin khi có sự cố xảy ra,…
- Về công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ nuôi biển công nghiệp: liên kết để hoàn thiện công nghệ sản xuất lồng/bè phù hợp với đối tượng nuôi, an toàn trước các điều kiện thời tiết trên biển; ưu tiên phát triển hệ thống logicstic chuyên nghiệp, công nghệ và đội tàu vận chuyển sản phẩm nuôi biển sống, giá trị cao đến các thị trường trong và ngoài nước; phát triển công nghệ giám sát lồng nuôi, cho ăn,…
- Về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và hợp tác quốc tế: Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong thiết kế, sản xuất vật liệu lồng/bè giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, phòng trị bệnh; xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nuôi biển ra khu vực và thế giới,…
- Các dự án đầu tư, nghiên cứu chủ yếu: gồm nhóm dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật sản xuất giống và phục vụ nuôi biển quy mô công nghiệp tại Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình,Thái Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Kiên Giang; nhóm Dự án khoa học công nghệ phục vụ các khâu trong nuôi biển và nhóm các dự án về quản lý nuôi biển.
Nguồn: Nguyễn Cảnh Hoàng - Phòng Nuôi trồng thủy sản 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay11,938
  • Tháng hiện tại392,892
  • Tổng lượt truy cập14,231,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây