Nâng cao nghiệp vụ đăng kiểm viên góp phần thực hiện tốt trong công tác quản lý tàu cá

Thứ tư - 18/05/2022 22:54 711 0
Nghệ An có 82 km bờ biển với tổng số tàu cá là 3.424 chiếc, số tàu thuộc diện phải đăng kiểm là 1.716 chiếc. Trong đó số tàu còn hạn đăng kiểm là 1.374 chiếc, đạt 100%  số tàu đang hoạt động khai thác, là tỉnh có tỷ lệ tàu cá đăng kiểm cao trong cả nước. Để đạt được kết quả nêu trên, Chi cục Thủy sản Nghệ An đã thường xuyên tổ chức các đoàn công tác về tại các địa phương để kiểm tra an toàn tàu cá khi hết hạn đăng kiểm.

Với tốc độ gia tăng về số lượng cũng như quy mô của đội tàu cá trong những năm gần đây; các tàu cá xa bờ ngày càng được trang bị hiện đại và có xu hướng ngày càng đi xa, đòi hỏi chất lượng đăng kiểm phải được nâng lên.
Hình ảnh: Lễ bế mạc lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Đăng kiểm viên tàu cá

Theo Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới... phát triển công nghiệp phục vụ ngành cơ khí tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đạo” Để thực hiện được điều này, cần phải có một lực lượng đăng kiểm tàu cá trình độ, chuyên môn cao.

Nhằm đáp ứng sự phát triển gia tăng của đội tàu cá; trong thời gian qua được sự quan tâm sát sao của Lãnh đạo Chi cục, một số đồng chí trong phòng Quản lý tàu cá & Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được cử đi học tập nâng cao nghiệp vụ đăng kiểm viên.

Đến nay, Chi cục Thủy sản Nghệ An là cơ sở đăng kiểm tàu cá hạng I; có 15 đăng kiểm viên gồm 03 ĐKV hạng I, 05 ĐKV hạng II và 07 ĐKV hạng III (trong đó phòng Quản lý tàu cá & Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá có 05 đăng kiểm viên: 01 ĐKV hạng I, 02 ĐKV hạng II và 02 ĐKV hạng III).
Hình ảnh: Lớp học Bồi dưỡng nghiệp vụ Đăng kiểm viên tàu cá hạng III

Để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về đăng kiểm tàu cá, các ĐKV cần phải tham gia các lớp tập huấn trao đổi nghiệp vụ, mỗi cá nhân phải nắm bắt được các văn bản pháp quy luật quy định, thường xuyên cập nhật kiến thức mới nhất về đăng kiểm viên tàu cá; cần phải tự tìm tòi, tự học hỏi để trau dồi thêm kiến thức. Bởi với đặc thù công việc, chỉ cần một sơ xuất nhỏ, không kiểm tra kỹ thì có thể dẫn đến hậu quả cho người và phương tiện tàu cá gây ra rất lớn.

Các ĐKV trẻ cần học hỏi kinh nghiệm của lớp đàn anh đi trước nhằm trau dồi thêm tích lũy kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác đăng kiểm tàu cá.

ĐKV khi kiểm tra tàu cá phải kĩ càng, đầy đủ theo đúng quy định; các đợt đi công tác về phải báo cáo với Lãnh đạo thật chi tiết, minh bạch, kịp thời để có hướng giải quyết.
Hằng năm, phải rà soát lại những thẻ đăng kiểm viên đã hết hạn để đề xuất gia hạn kịp thời phục vụ công tác chuyên môn, tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ đăng kiểm viên, thăng hạng cho ĐKV có trình độ chuyên môn và đủ thời gian công tác theo quy định.
Hình ảnh: Đăng kiểm viên kiểm tra tàu cá tại cửa lạch
 
Việc nâng cao chất lượng đăng kiểm viên góp phần bảo vệ
an toàn cho người và tàu cá khi mà các phương tiện đi sản xuất ra khơi bám biển, không chỉ là hành trình đánh bắt hải sản để mưu sinh mà đó còn là hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc./.

 
Nguồn: Nguyễn Thị Sáu - phòng Quản lý tàu cá & CSDVHCNC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay18,627
  • Tháng hiện tại417,362
  • Tổng lượt truy cập14,775,590
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây