Một số biện pháp phòng chống bệnh phân trắng trên tôm trong mùa nắng nóng

Thứ tư - 26/05/2021 21:17 921 0
Nuôi tôm vụ chính ở Nghệ An thường diễn ra trong điều kiện thời tiết có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao, độ mặn trong nước tăng cao và xuất hiện những cơn mưa lớn đột ngột,… gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh, bà con nuôi tôm đã xuống giống thả nuôi tôm vụ chính với hơn 900 ha nuôi.
http://nuoitomsinhhoc.com/053519-phan-trang.png
Ảnh: Phân trắng trong ao nuôi tôm

Nhiều loại bệnh trên tôm cũng xuất hiện trong mùa nắng nóng như bệnh EMS, bệnh đốm trắng, cong thân đục cơ,… và đặc biệt là bệnh phân trắng thường xuyên diễn ra, gây thiệt hại đáng kể cho bà con nuôi tôm trên địa bàn.
Bệnh phân trắng, thường xuất hiện trong khi tôm nuôi từ 40 ngày trở đi. Bệnh có nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng, tảo độc, thức ăn nấm mốc, …

Các dấu hiệu khi tôm bị bệnh phân trắng: trong nhá (sàng ăn) sẽ xuất hiện phân tôm màu trắng hoặc nổi trên mặt nước dọc bờ ao, góc ao cuối hướng quạt nước, cuối hướng gió; tôm giảm ăn; kiểm tra tôm sẽ thấy đường ruột tôm thức ăn không đầy, rỗng hoặc bị đứt khoảng, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột,… Để phòng ngừa bệnh phân trắng xuất hiện và lây lan, hạn chế thấp nhất thiệt hại, bà con cần áp dụng một số biện pháp sau:

* Quản lý tốt môi trường ao nuôi:

- Ao nuôi cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống: đối với ao đất cần phải loại bỏ hoàn toàn toàn bộ chất cặn bả, bùn đen trước khi cày bừa, xới xáo đất; phơi đáy và bón vôi toàn bộ đáy ao.

- Duy trì tảo ở mật độ thích hợp và độ trong của nước từ 30-40cm; độ sâu nước trong ao từ 1,2 - 1,5 m để ổn định nhiệt độ nước.

- Chủ động nguồn nước sạch để cấp vào ao, tốt nhất nên bố trí lấy nước vào ao chứa lắng sau đó tiến hành cấp nước vào ao xử lý qua túi lọc và xử lý mầm bệnh trước khi cấp sang ao nuôi. Định kỳ thay nước ao nuôi ngăn chặn sự phát triển của tảo độc.

- Tiêu diệt vi khuẩn trong ao nuôi tôm bằng các sản phẩm diệt khuẩn nằm trong danh mục được phép lưu hành theo quy định từ 1 đến 2 tuần/ lần.

- Theo dõi, quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường: ổn định pH nước trong khoảng thích hợp 7,5 - 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5); duy trì hệ thống quạt nước sao cho hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi luôn ở mức lớn hơn hoặc bằng 4 ppm (đặc biệt là vào buổi tối).

- Sử dụng vi sinh định kỳ như EM, vi sinh xử lý đáy để hạn chế khí độc, làm sạch môi trường  trong ao nuôi và ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh.

* Sử dụng thức ăn có chất lượng, được bảo quản tốt:

- Lựa chọn những loại thức ăn chuyên dùng cho tôm nuôi, đảm bảo chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Sử dụng thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi với liều lượng phù hợp, tránh trường hợp dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Thức ăn phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh khu vực ẩm ướt.

- Không sử dụng thức ăn bị nấm, mốc; hạn chế sử dụng thức ăn tươi.

* Quản lý sức khỏe tôm nuôi:

- Sử dụng ít nhất từ 01 sàng ăn trở lên để kiểm tra sức khỏe tôm nuôi và điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý.

- Hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột,… để xử lý.

- Tăng cường bổ sung vitamin Cmen tiêu hóa đường ruộtkhoáng chất cần thiết và có thể bổ sung thêm nhóm dinh dưỡng tăng cường chức năng gan, giải độc gan trộn cho tôm ăn hàng ngày./.

Phòng Nuôi trồng thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay11,575
  • Tháng hiện tại424,788
  • Tổng lượt truy cập14,783,016
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây