Kết quả việc thực thi pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024

Thứ hai - 15/01/2024 04:37 496 0
Việc thực thi pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản được thực hiện chủ yếu bởi Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư) và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An. Để thực hiện nhiệm vụ góp phần tháo gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu, trên cơ sở triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh Nghệ An về việc thanh tra, kiểm soát nghề cá và kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Chi cục Thủy sản và Kiêm ngư Nghệ An đã thực hiện theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt và đạt được những kết quả nhất định như:
- Lập danh sách tàu cá vi phạm IUU; danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU: định kỳ hàng tuần, hàng tháng lập thống kê, lập danh sách tàu cá vi phạm IUU, tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU gửi Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp & PTNT 28 tỉnh, thành phố ven biển.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển đã chủ trì phối hợp với các lực lượng Biên phòng, Tổ công tác Liên ngành rà soát, xác minh, xử lý 163 lượt tàu cá từ 24 mét trở lên mất kết nối trên 10 ngày theo thông báo của Cục Thủy sản.
- Ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Nghệ An vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài:
Theo thông báo của Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát Biển 1, trong năm 2023, tỉnh Nghệ An có 34 lượt tàu cá vượt ranh giới vào vùng biển Trung Quốc, không có trường hợp tàu cá vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.
Qua điều tra, xác định: 07 tàu cá có hành vi vi phạm về thiết bị GSHT khi hoạt động trên biển và 01 tàu cá khai thác thủy sản sai vùng. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 08 chủ tàu cá với tổng số tiền: 190 triệu đồng.
- Lực lượng Biên phòng, Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư thành lập các đoàn tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản trên biển. Năm 2023, các lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 139 vụ với tổng số tiền phạt: 761,3 triệu đồng.


 
 
      Lực lượng Kiểm ngư Nghệ An đang tuần tra, kiểm tra, kiểm soát  trên biển

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như:  Chưa ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá Nghệ An vượt ranh giới sang vùng biển nước ngoài (Trung Quốc); Hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển Nghệ An diễn biến phức tạp, tình trạng tàu cá vi phạm vẫn xảy ra như sử dụng kích điện, sai vùng khai thác, thiếu văn bằng chứng chỉ,... Việc điều tra, xác minh đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, tàu cá mất kết nối dài ngày trên biển của các lực lượng (Biên phòng, Sở Nông nghiệp & PTNT, chính quyền địa phương) còn gặp nhiều khó khăn; Công tác thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi khai thác IUU còn chưa quyết liệt, đặc biệt là vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển…
Vì vậy để khắc phục những tồn tại nêu trên trong thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ như: (1)Tăng cường thời lượng, đổi mới cách thức, xác định đúng đối tượng tuyên truyền, hướng dẫn để người dân thực hiện nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU; (2) Các chính sách về hỗ trợ kinh phí cho ngư dân lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT), cước phí thuê bao GSHT, hỗ trợ cho tàu khai thác thủy sản vùng khơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh; (3) Tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ tàu cá trên địa bàn tỉnh đảm bảo nắm chắc thực trạng (tàu cá đã hoặc chưa đăng ký, tàu cá chưa được cấp hoặc đã hết hạn đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản; tàu cá chưa lắp thiết bị GSHT, tàu cá hoạt động trên địa bàn ngoại tỉnh; tàu cá đã chuyển nhượng, mua bán, xóa đăng ký...). (4)Cung cấp danh sách tàu cá cho UBND huyện/thị xã, các Đồn, Trạm kiểm soát Biên phòng tuyến biển để theo dõi, tuyên truyền, hướng dẫn; xử lý nghiêm, triệt để theo quy định đối tàu cá “03 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không có giấy phép khai thác), tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản; (5) Thường xuyên rà soát, thống kê những tàu cá thuộc các trường hợp xóa đăng ký để hướng dẫn làm thủ tục xóa đăng ký theo quy định (nắm rõ danh sách, hiện trạng xóa đăng ký...), hướng dẫn, đôn đốc, thực hiện công tác sang tên, đổi chủ tàu cá theo quy định, xử phạt nghiêm đối với những trường hợp không thực hiện sang tên, đổi chủ tàu cá theo quy định; (6) Cung cấp kịp thời danh sách tàu cá mất kết nối VMS (quá 6 tiếng, quá 10 ngày, quá 6 tháng, quá 1 năm) cho các lực lượng chức năng (UBND huyện, BCH BĐBP tỉnh, Đồn, Trạm Biên phòng tuyến biển, Cảng cá, Tổ Liên ngành) để kiểm tra, xử lý đến cùng các vụ việc vi phạm theo quy định; (7)chỉ đạo Tổ Công tác Liên ngành thanh tra kiểm soát nghề cá, Ban Quản lý cảng cá thực hiện việc kiểm tra, giám sát tàu cá cập cảng, rời cảng và sản lượng bốc dỡ thủy sản qua cảng theo đúng quy định, tham mưu cho lực lượng chức năng xử phạt nghiêm đối với các chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm về khai thác IUU, không áp dụng biện pháp nhắc nhở để đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật; (8) Rà soát các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn sang thị trường châu Âu đảm bảo hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng mở các đợt cao điểm về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản trên biển, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về khai thác IUU, nâng cấp đội tàu kiểm ngư nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả, hiệu lực trong công tác tuần tra trên biển./.
                  Văn Tịnh – Trạm Bờ

Tác giả: Cán bộ 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm140
  • Hôm nay13,242
  • Tháng hiện tại41,862
  • Tổng lượt truy cập13,880,034
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây