Lưới kéo là loại ngư cụ có hình như một "túi nổi" hình nón được kéo bởi các tàu và đánh bắt động vật vào đầy túi nối. Cá đi vào lưới thông qua cửa mở ngang thân ngư cụ và cửa này được giữ mở với sự trợ giúp của một bộ phận riềng phao, riêng chì và cáp kéo. Chúng có thể hoạt động ở các độ sâu khác nhau như lưới kéo tầng mặt, tầng giữa hoặc tầng đáy, loại kéo đáy có thể sát tận đáy biển. Đây là những loại ngư cụ chủ động vì chúng được kéo chủ động để tìm kiếm loài mục tiêu. Loại ngư cụ này thường đắt tiền nên ngư dân cố gắng tránh đánh mất. Với tiến bộ công nghệ ngày nay ngư dân có thể đánh dấu ngư cụ để có truy tìm nếu bị mất. Tuy nhiên, việc theo dõi chỉ có thể thực hiện được khi toàn bộ lưới bị mất, việc rất hiếm khi xảy ra. Khi đánh bắt gần đáy biển, đặc biệt là khu vực nền đá, lưới có thể bị kẹt, rách và mất một phần, đặc biệt phổ biến đối với lưới kéo đáy. Trong trường hợp này, một phần của lưới bị xé ra, chìm xuống đáy biển, và sẽ nằm tại một chỗ hoặc di chuyển khi bị ảnh hưởng bởi dòng chảy. Vì nó thường nằm ở đáy biển, nên một mảnh lưới có ít cơ hội đánh bắt cá, tuy nhiên nó vẫn có thể khiến các loài khác vướng vào, ví dụ cua, và có thể gây ảnh hưởng đến các loài sống bám ở đáy biển khiến chúng bị ngạt thở. Lưới kéo tầng mặt thường được làm bằng polypropylen nhẹ hơn nước. Các mảnh rách không trọng lượng của loại lưới này sẽ tiếp tục đánh bắt ma các loài có xu hướng kiếm ăn ở tầng mặt, và trong trường hợp này, lưới kéo tầng mặt bị mất có thể gây tác động tiêu cực tương đương với tác động của chà rạo.
Hình 1. Lưới kéo đánh bắt Hình 2. Các mảnh lưới kéo trôi nổi
Nguồn: Phòng Khai thác và PTNL thủy sản