LƯỚI VÂY là ngư cụ đánh bắt chủ động bằng việc vây các động vật vào trong lưới. Hầu hết thời gian lưới sẽ được đặt và được tàu đánh bắt kéo lưới quanh luồng cá và được đóng lại từ bên dưới trong khi được từ từ kéo vào tàu. Vì lưới vây hoạt động chủ yếu ở tầng mặt nên ít hoặc không có sự tương tác với tầng đáy biển. Đôi khi trong khi đánh bắt, một phần của lưới vây có thể bị hư hại và cần phải được cắt bỏ nhưng không nhất thiết sẽ bị vứt bỏ ở đại dương. Nhưng các phân đoạn sửa chữa có thể vô tình làm thất lạc những mảnh lưới này khi vận chuyển trong trường hợp có mảnh rơi trên boong. Các thùng chứa các mảnh lưới/thành phần cần sửa chữa là nơi dễ dàng gây mất mát, điều này rất quan trọng vì các mảnh lưới này có thể có kích thước lên tới vài mét và có thể gây ra tác hại tương tự như chà rạo hay lưới kéo tầng mặt nếu bị mất. Thậm chí, khi bị trôi dạt vào các bãi biển, người ta đã quan sát thấy tuần lộc Svalbard bị vướng vào các mảnh lưới trên các bãi biển Bắc Âu, khiến chúng chết đói do gạc của chúng bị mắc kẹt trong lưới. Trong trường hợp cá quá lớn và nặng hoặc cáp kéo lưới trên cao bị đứt toàn bộ lưới có thể bị mất, mặc dù đây là trường hợp cực kỳ hiếm khi xảy ra. Ngư dân sử dụng lưới vây sẽ nỗ lực gấp rút để thu hồi lưới bị mất vì giá trị kinh tế lớn và chi phí mua mới cao. Nếu bị mất, loại lưới đánh cá có trọng lượng này rất có thể sẽ chìm xuống đáy biển và trừ khi nó có kích thước mắt lưới lớn, nếu không nó sẽ khiến các động vật khác bị vướng vào. ở đáy biển, nó có thể ảnh hưởng đến các loại sinh cảnh và sinh vật khác, hoặc thậm chí bị di chuyển do dòng chảy dưới đáy khi trọng lượng dần nhẹ đi và như vậy sẽ tiếp tục gây hại.
Hình 1. Sử dụng lưới vây trong đánh bắt Hình 2. Các mảng lưới vây trên bờ biển
Nguồn: Phòng Khai thác và PTNL thủy sản