Nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa

Chủ nhật - 24/12/2023 21:21 726 0
Nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa
Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, sáng ngày 19/12/2023, UBND tỉnh đã tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ chứa đến năm 2030 trước khi quyết định ban hành.
Tham dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh  chủ trì cùng đại diện các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp; các huyện Yên Thành, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu; Chi cục Thuỷ sản và Kiểm ngư, Chi cục Thuỷ lợi, Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thuỷ lợi, Trung tâm Giống thuỷ sản.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp
Đại diện cho Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng chí Trần Xuân Học - Phó giám đốc Sở đã trình bày, báo cáo các nội dung cơ bản và các mục tiêu thực hiện của Đề án.
Với định hướng phát huy tiềm năng về mọi mặt tại các khu vực có hồ chứa để phát triển nuôi trồng thủy sản phù hợp với Quy hoạch tỉnh và các Chiến lược, Chương trình, Đề án phát triển ngành thủy sản; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nuôi bán thâm canh, thâm canh các đối tượng thuỷ sản có giá trị cao tại các hồ chứa có điều kiện phù hợp nhằm tăng năng suất đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản,…; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nuôi cá lồng, trong đó doanh nghiệp, hợp tác xã là nòng cốt để đầu tư phát triển nhằm hình thành vùng nuôi tập trung sản xuất hàng hóa lớn nâng cao giá trị kinh tế trên cùng diện tích; nâng cao năng lực quản lý và sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh. Theo đó, đến năm 2025, các mục tiêu phải đạt được về diện tích nuôi thả trực tiếp trong lòng hồ chứa là 8.400 ha, sản lượng nuôi đạt 6.100 tấn, số lượng lồng nuôi trên hồ chứa đạt 2.250 cái (lồng thể tích 50 m3/lồng là 2.030 cái; lồng thể tích 100 m3/lồng là 220 cái), tổng thể tích 123.500 m3, sản lượng đạt 2.000 tấn, giá trị sản xuất đạt 450.000 triệu đồng, có 50% hộ nuôi lồng được tập huấn, phổ biến kiến thức về quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26/2019/NĐ-CP, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và các văn bản liên quan và
50% số cơ sở đủ điều kiện được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, có ít nhất 01 chuỗi liên kết giá trị trong nuôi trồng thủy sản hồ chứa được xây dựng thành công; đến năm 2030, diện tích nuôi thả trực tiếp trong lòng hồ chứa đạt 8.480 ha, sản lượng nuôi đạt 7.300 tấn, số lồng nuôi trên hồ chứa đạt 3.200 lồng (lồng thể tích 50 m3/lồng là 2.765 lồng; lồng thể tích 100 m3/lồng là 435 lồng), tổng thể tích 181.750 m3, sản lượng đạt 3.500 tấn, giá trị sản xuất đạt 715.000 triệu đồng, có 100% hộ nuôi lồng được tập huấn, phổ biến kiến thức về quy định của Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26/2019/NĐ-CP, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và các văn bản liên quan, 100% số cơ sở đủ điều kiện được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, có ít nhất 02 chuỗi liên kết giá trị trong nuôi trồng thủy sản hồ chứa được xây dựng thành công.

Ảnh: Phát biểu góp ý của đại diện lãnh đạo huyện Quế Phong
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, các đại biểu đều đồng tình cao với các nội dung đưa ra tại Dự thảo báo cáo của Đề án, trong đó Sở Công Thương lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, các hộ nuôi trên hồ thuỷ điện cần tuân thủ quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; đại diện các huyện đề nghị Đề án quan tâm đến việc chủ động nguồn cung ứng giống cho hoạt động nuôi thuỷ sản hồ chứa, nhất là cung ứng giống các loài thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao tại các vùng hồ thuỷ điện ở xa các trung tâm sản xuất, cung ứng giống hiện nay của tỉnh như huyện Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu để phục vụ cho các hộ nuôi cá lồng và xây dựng thương hiệu, chuỗi tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên các hồ chứa, đồng thời cũng cần xây dựng các chính sách mới ngoài chính sách hỗ trợ lồng nuôi hiện nay để phát triển hơn nữa nghề nuôi cá lồng trong thời gian tới tại các hồ chứa,…
Kết thúc cuộc họp, đồng chí chủ trì cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo dự thảo Đề án, các ý kiến tham gia góp ý và giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện Đề án, sớm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án./.
Cảnh Hoàng - Chi cục Thuỷ sản và Kiểm ngư

Tác giả: Cán bộ 1

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay15,777
  • Tháng hiện tại410,363
  • Tổng lượt truy cập14,768,591
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây