Diễn đàn ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghê nuôi tôm tại một số vùng Duyên hải miền Trung

Thứ ba - 25/07/2023 00:24 864 0
Trong hai ngày 2324/7/2023, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình tổ chức diễn đàn Khuyến Nông@ Nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghê nuôi tôm tại một số vùng Duyên hải miền Trung”.
Tham dự Diễn đàn có các đồng chí đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Thủy sản, Vụ Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình; đại diện Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và các cơ sở nuôi tôm của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An; đại diện các công ty như Công ty Grobest, Huetronics, Nam Hải Ninh Thuận,
Diễn đàn đã chia sẻ hiện trạng nuôi tôm nước lợ, kết quả ứng dụng các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật trong nuôi tôm hiện nay tại Việt Nam đồng thời trao đổi thảo luận, tìm cách giải quyết những khó khăn, thách thức mà nghề nuôi tôm đang phải đối mặt và định hướng phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ Việt Nam.
Ảnh: Tổ tư vấn trao đổi, giải đáp những thắc mắc của đại biểu tham dự Diễn đàn
Ngành tôm Việt Nam trong những năm qua đã năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức để trở thành ngành hàng mũi nhọn có đóng góp quan trọng trong nền nông nghiệp và kinh tế xã hội của đất nước. Tôm Việt Nam đã xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia với 5 thị trường lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Hàng năm, ngành tôm Việt Nam đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ USD đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động.  Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta lập kỷ lục, đạt 4,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021. Năm 2023, nước ta đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt trên 4,3 tỷ USD.
  Đại diện Cục Thuỷ sản cho biết, vùng trọng điểm nuôi tôm của cả nước đứng đầu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 93,3% về diện tích thả nuôi và 87,7% sản lượng, đứng thứ 2 là khu vực các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà với diện tích 3,1% và sản lượng 6,3% về sản lượng tôm cả nước, khu vực miền Bắc và Đông Nam Bộ có diện tích và sản lượng tôm nuôi tương ứng chiếm 3,7% và 5,8% của cả nước. Định hướng phát triển tôm nước lợ là áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất và đa dạng hoá các phương thức nuôi theo điều kiện từng vùng và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên phát triển hình thức nuôi có kiểm soát được nhiệt độ trong mùa đông, nuôi thâm canh, siêu thâm canh trong nhà lưới, bể xi măng đối với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.
Ảnh: Chia sẻ về mô hình GroFarm của chuyên gia đến từ  Công ty Grobest
Báo cáo tại diễn đàn, đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, có nhiều mô hình nuôi tôm đạt được kết quả nổi bật như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP khu vực Bắc Trung Bộ, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm Biogas xử lý môi trường, thí điểm mô hình tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gồm 6 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, người nuôi, nhà cung ứng giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản; cơ sở thu gom, cơ sở chế biến),…. Đại diện Trung tâm đề xuất đối với các địa phương: tuỳ đặc điểm, điều kiện, lợi thế của mỗi địa phương mà khuyến khích phát triển nuôi tôm nước lợ theo phương thức nuôi công nghiệp, tập trung, đơn loài hoặc phát triển nuôi đa loài phù hợp với từng vùng sinh thái, sức tải môi trường gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi và đồng quản lý ở vùng bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn ven biển; tổ chức lại sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ để thuận lợi cho quản lý; phát triển nuôi tôm nước lợ theo các mức độ quy mô công nghiệp, sản xuất hàng hoá lớn, tập trung thành vùng nguyên liệu tạo ra đột phá trong sản xuât, tiêu thụ, chế biến cho người nuôi; bố trí kinh phí để nhân rộng các mô hình trình diễn khuyến nông sau khi triển khai có hiệu quả; xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã, mô hình nuôi tôm nước lợ theo chuỗi giá trị, đăng ký thương hiệu sản phẩm sản xuất để đảm bảo lợi ích và hiệu quả cho người nuôi; hình thành các Tổ tư vấn dịch vụ hoặc Tổ Khuyến nông cộng đồng tại các vùng nuôi tôm tập trung gắn kết với các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và đầu ra để tham gia kết nối sản xuất, chia sẻ thông tin về thị trường, các giải pháp công nghệ giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững theo hướng thị trường trong nước và quốc tế,…
 Nguyễn Cảnh Hoàng – Chi cục Thuỷ sản
                         
 

Tác giả: Cán bộ 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay10,787
  • Tháng hiện tại318,191
  • Tổng lượt truy cập13,711,717
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây