Thực trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt tại Nghệ An

Thứ năm - 22/12/2022 21:13 616 0
Thực trạng khai thác hải sản theo kiểu tận diệt không phải là câu chuyện mới, mà đã xảy ra từ rất lâu tại hầu hết các xã/phường ven biển ở Nghệ An. Mặc dù đã tổ chức rất nhiều buổi tuyên truyền, vận động và cũng không ít bản cam kết được ký kết nhưng tình trạng khai thác hải sản theo kiểu tận diệt vẫn chưa chấm dứt. Một phần là tại các xã/phường ven biển có đến gần 90% hộ dân sinh sống trực tiếp bằng nghề khai thác hải sản, trong khi đó chính quyền địa phương và các cấp ban nghành đang gặp nhiều vướng mắc trong việc tìm các biện pháp chuyển đổi nghề, cũng như tạo sinh kế mới cho người dân.

Tại các vùng biển ven bờ rất nhiều tàu cá cỡ nhỏ và bè mảng sử dụng lồng bát quái để khai thác hải sản. Những chiếc lồng bát quái này là loại ngư cụ du nhập từ nước ngoài, một bộ lồng bát quái dài khoảng 5-10m, bao gồm nhiều khung lồng có dạng hình hộp, hoặc tròn xếp liên kết với nhau bằng áo lưới, dọc thân lồng có nhiều cửa hom để thủy sản đi vào nhưng không có cửa ra. Với nguyên lý hoạt động là ngăn cản đường di chuyển tự nhiên của các loài thủy sản, các chuỗi lồng bát quái được người dân đặt chắn ngang các cửa sông hoặc song song với bờ biển. Do đó các loài thủy sản với tập tính con bố mẹ di chuyển vào bờ để đẻ và con non di chuyển ra biển để trưởng thành sẽ bị khai thác tận diệt.

Cùng với lồng bát quái, chủ một số bè mảng còn gắn động cơ công suất lớn để hành nghề giã cào ở vùng biển gần bờ. Bên cạnh đó, đội tàu có kích thước và công suất lớn của ngư dân huyện Diễn Châu, thị xã Cửa Lò khai thác bằng nghề giã cào thường xuyên đánh bắt sai vùng và thường tổ chức hoạt động khai thác vào ban đêm, hoặc vào thời điểm không có sự hiện diện của lực lượng chức năng trên biển. Những tàu này sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ, đánh theo kiểu tận diệt; thậm chí họ còn lén lút sử dụng kích điện gắn vào lưới trong lúc hành nghề làm cho nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ ngày một cạn kiệt.

Trước thực trạng đó, ngày 23/8/2022 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Chỉ thị 16/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý tàu cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó tập trung tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động trên biển như khai thác sai nghề; khai thác hủy hoại môi trường, nguồn lợi thủy sản (kích điện, đánh mìn …); khai thác sai vùng, không đánh dấu tàu cá.

Năm 2022, Chi cục Thủy sản đã xử phạt vi phạm hành chính 68 vụ/68 đối tượng/67 phương tiện với tổng số tiền xử phạt: 217 triệu đồng; tịch thu 3 bộ kích điện, 15m dây điện. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xử lý vi phạm về lĩnh vực thủy sản 69 vụ/103 đối tượng/103 phương tiện với tổng số tiền xử phạt: 728,5 triệu đồng; tịch thu 18 bộ công cụ kích điện; 96m dây điện.
Nguồn: Phòng Quản lý tàu cá và CSDVHC nghề cá

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay12,096
  • Tháng hiện tại251,121
  • Tổng lượt truy cập10,443,930
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây