Thực trạng cơ sở hạ tầng nghề cá tỉnh Nghệ An

Thứ ba - 28/12/2021 04:51 1.797 0
Vùng biển Nghệ An có chiều dài bờ biển trên 82 km và vùng hải phận rộng khoảng 4.230 hải lý vuông. Với 6 cửa lạch, gồm: Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Lạch Lò, Lạch Hội được phân bố dọc theo chiều dài bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thủy sản của tỉnh Nghệ An.

Tính đến ngày 27/12/2021, tổng số tàu cá trên địa bàn toàn tỉnh là 3.417 chiếc với tổng số lao động trực tiếp tham gia khai thác thủy sản là 17.017 người.

Đội tàu cá tại Nghệ An có cơ cấu nghề khai thác rất đa dạng, với đầy đủ các nghề: lưới chụp, lưới rê, lưới vây, lưới kéo, câu… Ngư trường hoạt động chủ yếu của đội tàu khai thác thủy sản là trong khu vực Vịnh Bắc Bộ với nhiều ngư trường trọng điểm như Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Hòn Mê, Hòn Mắt... Bên cạnh đó những năm gần đây thực hiện chủ trương vươn khơi bám biển của Nhà nước nên hàng năm đội tàu khai thác xa bờ có công suất lớn, được trang bị hiện đại cũng thường xuyên tham gia khai thác thủy sản tại các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 04 cảng cá được nhà nước đầu tư xây dựng gồm: Cảng cá Quỳnh Phương, cảng cá Lạch Quèn, cảng cá Lạch Vạn và cảng cá Cửa Hội. Ngoài ra ở các khu vực cửa biển còn hình thành nhiều bến cá truyền thống, tự nhiên trên cơ sở vị trí địa lý, tập quán địa phương,… để thực hiện việc bốc dỡ hàng hóa cho tàu cá.

Toàn tỉnh Nghệ An có 05 khu neo đậu tránh trú bão đủ điều kiện hoạt động (01 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng và 04 khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh), với tổng sức chứa là 2.000 chiếc.
Hiện nay năng lực của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được từ 50 - 60% nhu cầu neo đậu, bốc xếp hàng hóa và tránh trú bão của ngư dân tỉnh nhà. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên bức xúc hơn theo thời gian khi cơ cấu đội tàu với số lượng tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ ngày càng tăng lên. Sự quá tải so với năng lực của hệ thống hạ tầng khai thác hải sản trong giai đoạn gần đây đã xảy ra tình trạng sau: Các cảng cá xảy ra tình trạng ùn ứ và chen lấn, tranh dành nơi neo đậu khi vào cập cảng; công tác quản lý vận hành cảng cá gặp nhiều khó khăn gây nên tình trạng kéo dài thời gian cập cảng làm giảm chất lượng hải sản, tăng tỉ lệ thất thoát, tình trạng vệ sinh môi trường cảng cá và an toàn thực phẩm không được đảm bảo, công tác thu gom và xử lý nước thải bị quá tải, công tác kiểm soát tàu cá và nguồn gốc hải sản rất khó khăn; các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số vùng phát triển nghề cá nhân dân chưa thực hiện có quy hoạch và tập trung, do vậy chưa có hệ thống cảng cá, bến cá đồng bộ.
Ảnh: Cảng cá Lạch Quèn

Từ thực trạng chất lượng hạ tầng khai thác thủy sản hiện có, với sự đón đầu và xu hướng phát triển nghề cá như hiện nay và những năm tiếp theo, thì việc phải tập trung đầu tư, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá tỉnh Nghệ An được đặt ra như một tất yếu khách quan.Tăng cường đầu tư; xây dựng, nâng cấp các cảng/bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, các kè bao chắn cát và nạo vét ở các vùng cửa sông, lạch ven biển. Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá theo mô hình: dưới nước có cầu cảng, bến nghiêng cho tàu thuyền bốc dỡ hàng hóa, có chỗ neo đậu cho tàu thuyền sau khi bốc dỡ hoặc tiếp nhận hàng hóa, có chỗ tránh trú bão cho tàu thuyền (có thể sử dụng chỗ tránh, trú bão làm nơi neo đậu khi đi biển về, nếu điều kiện địa lý phù hợp).
BÁ PHI- PHÒNG QLTC&CSDVHCNC

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay11,822
  • Tháng hiện tại341,339
  • Tổng lượt truy cập13,734,865
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây