THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC VÙNG NUÔI TÔM

Thứ tư - 22/06/2022 04:27 455 0
Từ ngày 13 - 15/6/2022, Chi cục Thuỷ sản Nghệ An tiến hành lấy mẫu giáp xác, mẫu nước ở sông, kênh cấp đại diện cho các vùng nuôi tôm kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, bệnh virut đốm trắng. Đối với mẫu giáp xác được gửi thuê phân tích tại Chi cục Thú y vùng III và có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 2523/CĐXN-CĐ ngày 17/6/2022. Để cảnh báo cho các hộ nuôi có biện pháp xử lý, phòng ngừa trong sản xuất, Chi cục Thủy sản Nghệ An thông báo kết quả kiểm tra như sau:
1. Kết qu kim tra các ch tiêu cht lượng nước


TT
          Chỉ tiêu

Điểm lấy mẫu
pH Độ mặn
(‰)
Độ kiềm
(mg/l)
NH3
(mg/l)
Oxy hòa tan (mg/l)
Ngưỡng cho phép 7 ÷ 9 5 ÷ 35 60 ÷ 180 < 0,3 ≥ 3,5
1 Kênh nhà Lê - vùng nuôi Quỳnh Dị/Quỳnh Lộc 8,5 28 107 0,08 5,0
2 Sông Mai Giang - vùng nuôi Mai Hùng 8,5 30 107 0,08 5,0
3 Sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Xuân/Quỳnh Liên 8,0 29 90 0,03 5,0
4 Sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Bảng/Quỳnh Thanh 8,5 6 90 0,08 4,0
5 Sông Mai Giang- vùng nuôi Quỳnh Lương 8,0 8 90 0,03 4,5
6 Cống nước Lường - vùng nuôi An Hòa 8,5 26 107 0,08 4,5
7 Đập Ráng - vùng nuôi Diễn Trung 8 20 143 0,08 4,5
8 Cầu Kiệt - vùng nuôi Nghi Quang/Khánh Hợp 8 17 107 0,03 4,5
9 Sông Lam, cống thủy sản - vùng nuôi Hưng Hòa 8 10 90 0,08 5
Kết quả quan trắc các thông số môi trường nước: pH, độ mặn, NH­­3, độ kiềm, hàm lượng oxy hòa tan ở các điểm lấy mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc tại phiếu QTGS 220613 ngày 14/6/2022: Nguồn nước cấp tại Quỳnh Bảng và Quỳnh Liên có chất lượng tốt. Các thông số môi trường và mật
độ Vibrio tổng số có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép. Không phát hiện tảo độc và mầm bệnh AHPND trong nước nguồn cấp. Chỉ số chất lượng nước (WQI) đạt mức rất tốt khi tính theo quyết định 1460/QĐ-TCMT của Bộ TNMT.
  1. Kết quả kiểm tra mầm bệnh


TT
         

Điểm lấy mẫu
Kết quả kiểm tra WSSV
(Đốm trắng)
1 Kênh nhà Lê - vùng nuôi Quỳnh Dị/Quỳnh Lộc Âm tính
2 Sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Xuân/Quỳnh Liên Âm tính
3 Sông Mai Giang - vùng nuôi Mai Hùng Âm tính
4 Sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Bảng/Quỳnh Thanh Âm tính
5 Sông Mai Giang- vùng nuôi Quỳnh Lương Âm tính
6 Cống nước Lường - vùng nuôi An Hòa Âm tính
7 Đập Ráng - vùng nuôi Diễn Trung Âm tính
8 Cầu sông Kiệt - vùng nuôi Nghi Quang/Khánh Hợp Âm tính
9 Sông Lam, cống thủy sản - vùng nuôi Hưng Hòa Âm tính

Kết quả: 09/09 mẫu giáp xác lấy tại kênh cấp của các vùng nuôi tôm đều không phát hiện thấy vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV).
3. Khuyến cáo
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền trung từ Thanh Hoá trở vào sẽ xuất hiện nắng nóng, nhiệt độ không khí
phổ biến trên 36,50 C, một số nơi xuất hiện nắng nóng gay gắp với nhiệt độ trên 370 C. Để quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh, Chi cục thủy sản Nghệ An đề nghị Phòng Nông nghiệp & PTNT/Kinh tế các huyện,  thành, thị; UBND các xã/phường; HTX; tổ cộng đồng các vùng nuôi tôm triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Hiện nay đang mùa vụ thả nuôi, mỗi cơ sở nuôi/hộ nuôi phải có kế hoạch lấy nước phù hợp, bố trí hệ thống ao chứa lắng để lấy nước khi cần thiết. Nước trong ao lắng phải được xử lý Chlorin theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất,thời gian xử lý 7-10 ngày trước khi cấp nước vào ao.
- Con giống thả nuôi đảm bảo chất lượng, tuyệt đối không thả các loại giống trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, chưa được cơ quan chức năng kiểm tra theo quy định. Sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản nằm trong danh mục được phép dử dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành từ những cơ sở đủ điều kiện buôn bán.
- Duy trì mực nước trong ao từ 1,2 - 1,5m để ổn định nhiệt độ nước, tăng cường quạt, sục khí cung cấp oxy cho tôm nuôi và tránh sự phân tầng nhiệt độ nước vào mùa nắng nóng. Quản lý chặt chể sự phát triển của tảo, nhất là vào thời điểm nắng nóng tảo thường phát triển mạnh cần dùng các biện pháp phù hợp để diệt tảo.
- Tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho tôm như: Quản lý chặt chẽ thức ăn trong quá trình nuôi, tránh dư thừa thức ăn; định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để giảm ô nhiễm môi trường nước. Rào lưới, rải vôi bột xung quanh bờ ao để ngăn chặn vật chủ trung gian, phòng nước trôi phèn xuống gây biến động pH ao nuôi; nước trước khi đưa vào ao nuôi phải được xử lý đảm bảo, không lấy nước trực tiếp từ kênh cấp, sông...
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt các kết quả quan trắc môi trường trong và ngoài vùng nuôi của các cơ quan chuyên môn để có biện pháp lấy nước, xử lý nước đảm bảo, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho tôm nuôi.
- Thực hiện khai báo, xử lý ao nuôi tôm bị bệnh theo đúng quy định. Tuyệt đối không dấu bệnh, không xả thải nước chưa qua xử lý ra kênh cấp, kênh thải của vùng nuôi./.
Nguồn: Phòng Nuôi trồng thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm107
  • Hôm nay6,265
  • Tháng hiện tại393,396
  • Tổng lượt truy cập13,786,922
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây