Ngày 23/3/2021 tại thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Thủy sản và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tổ chức Hội thảo góp ý kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản tại hồ Hòa Bình tỉnh Hòa Bình, Sông Lam tỉnh Nghệ An, sông Hồng Hà Nội thuộc Dự Án Điều Tra nguồn loại thủy sản vùng nội đồng giai đoạn 2018-2021.
Cán bộ tổ chức giới thiệu nội dung của buổi hội thảo
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Vụ Bảo tồn và PTNL thủy sản, đại diện lãnh đạo trường Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội và Nghệ An.
Hội thảo đã nghe các báo cáo kết quả điều tra đánh giá về điều tra nguồn lợi thủy sản tại Hồ Hòa Bình, Sông Hồng và Sông Lam. Theo kết quả điều tra, Sông Lam có chiều dài 532km, riêng trên đất Nghệ An có 361km, diện tích lưu vực 27.200 km2; tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109m3.
Với mục tiêu là đánh giá biến động nguồn lợi thủy sản, trữ lượng thủy sản, sản lượng cho phép khai thác; xác định danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu có giá trị khoa học, kinh tế cần bảo vệ, phục hồi và phát triển; khoanh vùng khu bảo vệ NLTS, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản…..Dự án đã điều tra Sông Lam có nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng, cụ thể: Cá: (19 bộ, 56 họ, 150 loài); giáp xác (2 bộ, 11 họ, 32 loài); thân mềm (10 bộ, 18 họ, 38 loài). Một số loài quý hiếm, nguy cấp cần bảo vệ như: Cá mòi cờ hoa, cá mòi cờ chấm, cá cầy, cá bỗng, cá mè huế, cá vền dài, chá chiên bắc, cá dày, cá sỉnh thường, cá lăng chấm, cá ngạnh…
Để khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững cần phải có những giải pháp thiết thực của các các cấp, ngành và địa phương cũng như ý thức của cộng đồng ngư dân.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Nguồn tin: Phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản