Ngư dân Nghệ An khắc phục khó khăn, vươn khơi bám biển

Thứ tư - 06/04/2022 23:24 1.850 0
Toàn tỉnh Nghệ An có 3.424 tàu cá với 1.174 tàu đánh bắt xa bờ. Thông thường sau tết Nguyên Đán hầu hết các tàu cá trên sẽ tiến hành “mở biển” đánh bắt đầu năm. Tuy nhiên, trước tình hình xăng dầu liên tục tăng giá cùng với việc thiếu lao động khiến nhiều tàu cá gặp khó khăn trong việc ra khơi, bám biển.

Theo anh Nguyễn Văn Hoàng - Thuyền trưởng tàu cá NA-93268-TS ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) tàu của anh có công suất máy trên 700 CV, mỗi chuyến vươn khơi từ 7 - 9 ngày phải nạp hơn 1.000 lít dầu, cộng với chi phí dầu, mỡ mất từ 30 - 35 triệu đồng/chuyến.

Từ khi giá dầu tăng lên, các chi phí khác cũng tăng khiến mỗi chuyến đi biển phải đội chi phí lên từ 7 - 10 triệu đồng. Vào vụ khai thác cá Nam, đòi hỏi sử dụng nguồn ánh sáng nhiều thì chi phí tiền nhiên liệu lên tới gần cả trăm triệu đồng. Do vậy, mỗi chuyến vươn khơi các chủ tàu tính toán rất kỹ để không bị lỗ dầu v có nguồn thu nhập. 

Trong điều kiện đánh bắt gặp khó khăn thì tổ hợp tàu khai thác hải sản sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ ngư trường đánh bắt cũng như tiêu thụ sản phẩm cho nhau. Khi các tàu đánh bắt, có sản phẩm thì sẽ bố trí một tàu chở hải sản của các tàu khác về bờ xuất bán, cung cấp hải sản kịp thời tươi ngon. Phương cách này tiết kiệm được số lượng dầu đáng kể, vừa kéo dài thời gian đánh bắt trên biển, tăng sản lượng khai thác.

Ngoài việc hỗ trợ nhau trên biển, các tàu cá khi đánh bắt ở ngoài biển sẽ tùy theo điều kiện địa lý để vào cảng cá của các tỉnh gần đó để xuất bán hải sản, thay vì trở lại cảng cá địa phương, giúp tiết kiệm chi phí. Đồng thời, nếu tình trạng xăng dầu vẫn tăng cao thì bà con sẽ bán hải sản trực tiếp ngay trên biển cho các tàu dịch vụ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng… để tiếp tục đánh bắt thay vì quay trở lại bến.

Quy luật chung là nếu chi phí đầu vào tăng thì hiệu quả sản xuất sẽ giảm, thu nhập thấp. Do đó, để đánh bắt hiệu quả, ngư dân cần tìm cách để tăng sản lượng khai thác. Trong đó, cần chú ý việc áp dụng các công nghệ như sử dụng đèn led, máy dò cá; phát huy vai trò của các tổ liên kết tàu thuyền; chia sẻ ngư trường; nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc thay đổi cách thức bảo quản...

Để hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, Chi cục Thủy sản đã tăng cường công tác thông báo tình hình thời tiết trên biển cũng như thường xuyên cung cấp bản tin dự báo ngư trường khai thác giúp bà con đánh bắt hiệu quả hơn. Ngoài ra, hàng tháng thành lập các Tổ đăng kiểm đến từng địa phương kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ bà con thực hiện các thủ tục đăng kiểm, đăng ký tàu cá.
Nguồn: Hồng Nhung – Phòng Quản lý tàu cá và CSDVHC nghề cá


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay13,264
  • Tháng hiện tại394,218
  • Tổng lượt truy cập14,232,390
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây