NGƯ DÂN GẶP KHÓ KHĂN TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Thứ ba - 28/09/2021 05:06 409 0
Thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Riêng tại Nghệ An, nhiều địa phương giãn cách xã hội, phòng chống dịch bằng các biện pháp chặt chẽ từ phía chính quyền.

Từ đầu năm đến nay, bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến sức mua hải sản giảm và đẩy giá thành mặt hàng này xuống thấp; ngoài ra các chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất như chi phí xét nghiệm hàng tuần, giá nhiên liệu và giá nhân công tăng cao... dẫn tới hiệu quả kinh tế của bà con ngư dân giảm mạnh. Bên cạnh đó do thiếu lao động làm việc trên tàu nên nhiều tàu không tham gia khai thác hải sản thường xuyên, nằm đậu bờ.
 
Hình ảnh: Tàu cá cập bến sau khi đánh bắt khai thác hải sản trở về

Tại thị xã Hoàng Mai có trên 1.000 tàu thuyền khai thác hải sản, bình quân mỗi tháng khai thác từ 3.500 - 4.000 tấn hải sản các loại. Trên địa bàn có đến 70 kho đông, hiện đang còn tồn gần 5.000 tấn hải sản. Mỗi ngày ước tính tiêu thụ khoảng từ 15 - 20 tấn hải sản các loại.

Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu thu mua và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, sản phẩm chủ yếu là thủy sản ướp đá (tôm, cá…). Hiện, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phía Trung Quốc thắt chặt biên mậu; đồng thời, thực hiện thiết lập và áp dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nông sản từ Việt Nam (trong đó có thủy sản). Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bản tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của phía đối tác, dẫn đến gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa.

Anh Nguyễn Văn Long - phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai (chủ phương tiện NA-93201-TS) cho biết: tàu cá của anh trước đây có 14 thuyền viên nhưng nay chỉ còn 09 người nên khai thác gặp khó khăn. Hải sản khai thác được lại bán giá rẻ, trong khi giá nhiên liệu tăng nên chuyến biển vừa rồi dù thu được 450 triệu đồng nhưng chi phí gần như hết. “Như mực láng trước có giá 100.000 – 120.000 đồng/kg thì nay còn từ 70.000 – 80.000 đồng/kg. Hay cá lượng trước từ 35.000 – 40.000 đồng/kg thì nay 20.000 – 25.000 đồng/kg; Cá thửng  trước từ 30.000 – 35.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 20.000 – 25.000 đồng/kg; trong khi đó, giá dầu nay đã lên 16.600 đồng/lít. Còn thuyền viên trước tôi trả 10 triệu đồng/tháng nhưng mùa dịch này phải trả 12 triệu đồng/tháng”.
 
Hình ảnh: Thương lái thu mua hải sản từ các tàu cá tại cửa lạch

Giá thu mua hải sản thấp trong thời gian gần đây là do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến sức tiêu thụ giảm đáng kể. Nhiều chủ tàu tại Nghệ An không muốn ra khơi nhưng để giữ chân thuyền viên nên phải đi đánh bắt. Còn các thương lái cũng không mặn mà với việc thu  mua hải sản vì sợ không bán được.

Dự báo trong thời gian tới, nếu dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, sản lượng khai thác hải sản sẽ giảm nên cần có giải pháp hỗ trợ tiêu thụhiện nay nguồn lợi thủy sản tại địa phương cũng ít dần nên sản lượng khai thác không còn cao. Bên cạnh đó, do dịch bệnh nên vấn đề kiểm soát ra vào cảng thắt chặt hơn vì vậy nhiều tàu cá cũng ngại ra biển khai thác.

Để khắc phục tình trạng khó khăn vướng mắc trên thì cần có những giải pháp như: xây dựng phương án tiêu thụ thủy sản cho ngư dân khi dịch bệnh kéo dài. Trước mắt, khuyến khích các công ty chế biến hàng đông lạnh xuất khẩu tiến hành thu mua thủy sản để chế biến ngay hoặc bảo quản. Sau đó, tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ trợ phương tiện vận chuyển trên nhu cầu thực tế./.
 
Nguồn: Nguyễn Thị Sáu- Phòng Quản lý tàu cá & CSDVHC nghề cá

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay16,177
  • Tháng hiện tại382,652
  • Tổng lượt truy cập10,169,074
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây