Lịch sử ngày truyền thống nghề cá 01/4 ở Việt Nam

Thứ năm - 31/03/2022 23:49 526 0
Vào những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4/1959, khi về thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà…. tại Quảng Ninh và Hải phòng Bác Hồ đã căn dặn “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Lời dạy của Bác thể hiện tư tưởng lớn về khơi dậy ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, trong đó có ngư dân, đối với phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
         
Đến năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 01/4 là ngày cá Việt Nam. 
Từ sau những năm 1950, xác định được vị trí ngày càng quan trọng và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Việc thành lập Tổng cục Thủy sản năm 1960 và sau ngày đất nước thống nhất, Bộ Hải sản được thành lập năm 1976 và tổ chức lại thành Bộ Thủy sản năm 1981 đã khẳng định vai trò quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân.
Ảnh: tàu cá tại cảng cá Quỳnh Phương

Ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng liên tục trong suốt chặng đường qua.

Sau khi Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và PTNT vào cuối năm 2007, ngày 15/3/2010, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 05/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngành thủy sản tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm qua. 

Ngành thủy sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
 
 
 
Ảnh: bốc dở và phân loại cá tại cảng
 
Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, khai thác các đối tượng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Trong bối cảnh mới, kiên định mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, ngành thủy sản tiếp tục đổi mới để khai thác hiệu quả tiềm năng, phát triển kinh tế biển, gắn với tham gia đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo./.

                        
Nguồn: Phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi Thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay16,376
  • Tháng hiện tại114,807
  • Tổng lượt truy cập13,952,979
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây