Hội thảo Tổng kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tái sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn khép kín

Thứ ba - 27/12/2022 04:42 466 0
Ngày 23/12/2022, tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, Chi cục Thủy sản đã tổ chức Hội thảo tổng kết “Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tái sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn khép kín”.
Ảnh: Máy tách phân lắp đặt và vận hành tại mô hình ông Hoàng Xuân Tin

Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo, cán bộ chuyên môn Chi cục Thủy sản; đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu, phòng Kinh tế thị xã Hoàng Mai; đại diện UBND và các cơ sở nuôi tôm của các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương, An Hòa của huyện Quỳnh Lưu; đại diện UBND và các cơ sở nuôi tôm của các phường Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên, xã Quỳnh Lộc của thị xã Hoàng Mai.
 
Ảnh: Hệ thống xử lý nước tuần hoàn

Theo báo cáo viên, nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho bà con nông dân, giúp nâng cao thu nhập, tạo nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giải quyết công ăn việc làm và góp phần giảm áp lực khai thác tự nhiên; sản lượng nuôi tôm hàng năm là trên 7.500 tấn tập trung tại các huyện/thành/thị ven biển của các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai và thành phố Vinh.
 
Ảnh: Các đại biểu và bà con tham quan hệ thống xử lý nước tuần hoàn

Tuy nhiên, sự bùng phát của nghề nuôi tôm đã làm cho môi trường các vùng nuôi tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thải lượng từ thức ăn dư thừa, chất thải từ tôm nuôi cũng như các loại thuốc, hoá chất ra ngoài môi trường xung quanh không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để, tồn lưu và phát triển của bệnh tôm theo từng năm. Do đó, cần phải xây dựng mô hình xử lý nước thải, xử lý chất thải để tái sử dụng nguồn nước cho các ao nuôi nhằm khép kín, hạn chế sự lây lan dịch bệnh, giảm lượng hóa chất và thuốc kháng sinh sử dụng trong các khu vực nuôi tôm, tạo ra sản phẩm sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các thành phần chính trong hệ thống RAS tại mô hình đang được xây dựng gồm hệ thống ao/bể chứa và xử lý nước đầu vào, hệ thống ao bể buôi, hệ thống lọc nước tuần hoàn, gồm: hệ thống lọc thô bằng chổi lọc. Nước tất cả ao/bể nuôi trong hệ thống đều được chuyển về hệ thống lọc trống để loại bỏ thức ăn dư thừa, phân thải một cách tự động với năng suất lọc 60m3/giờ; phân thải và thức ăn dư thừa được đưa ra khỏi hệ thống nuôi thông qua hệ thống lọc trống sẽ giúp cho hệ lọc sinh học giảm tải sức tải sinh học; tại bể lọc sinh học chứa vật liệu lọc sinh học có chức năng phân hủy Ammonia, Nitrite thành Nitrate và N2 ít độc với môi trường nuôi, hệ thống sục khí Nanobublle nhằm cung cấp oxy cho bể lọc sinh học; bể nước sẵn sàng để bơm ngược trở lại bể nuôi.
  
Ảnh: Kiểm tra bể nuôi tôm tại ao mô hình

Theo ông Hoàng Xuân Tin, chủ cơ sở được hỗ trợ để xây dựng mô hình nuôi tôm tái sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn khép kín thì trong điều kiện môi trường ô nhiễm và dịch bệnh trên tôm phát triển như hiện nay, công nghệ  này dễ áp dụng, dễ vận hành và sửa chữa; việc sử dụng nước tuần hoàn trong suốt quá trình nuôi sẽ giúp môi trường nước nuôi ổn định, hạn chế tối đa việc lây bệnh khi ngoài vùng nuôi phát sinh dịch bệnh nhờ hệ thống được khép kín, không phải thay nước mà chỉ bổ sung nước trong suốt quá trình nuôi, tôm phát triển tốt, màu tôm khi thu hoạch đẹp, giảm thiểu đáng kể chất thải chưa được phân hủy ra môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và vận hành, bảo trì là tương đối cao; hệ thống cũng đòi hỏi người vận hành có trình độ hiểu biết nhất định về cơ khí, tự động hóa.
Ảnh: Bà con nuôi tôm trao đổi, chia sẻ trên bờ ao

Thông qua hội thảo, một số đại biểu cũng đã chia sẻ các khó khăn về việc phải thay đổi cách bố trí hệ thống ao nuôi, chi phí vận hành và không có chính sách hỗ trợ  nếu áp dụng mô hình này trong điều kiện nguồn vốn vay để phát triển nuôi tôm đang bị hạn chế như hiện nay.Ngoài ra, nếu sử dụng nguồn nước liên tục qua nhiều tháng nuôi thì sẽ tích lũy hàm lượng lớn Nitrate gây cản trở quá trình chuyển hóa Ammonia độc tính thành Nitrite và Nitrate cho môi trường nuôi,…

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tái sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn khép kín nếu được ứng dụng rộng rãi sẽ mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm, giúp người dân tiếp cận được với hình thức, phương thức sản xuất mới, tạo nên vùng nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm, ổn định, lâu dài, là cơ sở để tìm kiếm, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp thu mua sản phẩm giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, tạo sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm tôm nuôi, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển bền vững./.
  Nguồn: Phòng Nuôi trồng thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay16,143
  • Tháng hiện tại208,330
  • Tổng lượt truy cập12,579,054
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây