Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An

Thứ tư - 19/07/2023 22:39 299 0

Vùng biển ven bờ và vùng lộng được xem là vùng biển quan trọng trong công tác bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản nhằm phát triển bền vững nhưng đây cũng là vùng biển khá nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều vi phạm về khai thác trái pháp luật. Ở vùng biển này là nơi sinh sống và cũng là nơi hầu hết các loại cá tập trung sinh sản, cũng như di cư đến để sinh sản vào các mùa trong năm. Tuy nhiên hiện nay vùng biển này nguồn lợi thủy sản đang đứng trước nguy cơ suy giảm nhanh đến mức cạn kiệt. Cùng với đó, hệ sinh thái thủy sinh cũng suy thoái nghiêm trọng. Môi trường vùng biển ven bờ còn phải chịu những tác động nặng nề của vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa...Trong khi đó, công tác bảo tồn biển đang gặp nhiều khó khăn, thực trạng về cường lực khai thác vẫn còn cao, việc chuyển đổi nghề từ các nghề tận diệt sang nghề thân thiện với môi trường còn hạn chế. Bên cạnh đó tình hình vi phạm trên vùng biển này ngày càng phức tạp nên đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm suy giảm nhanh nguồn lợi thủy sản tự nhiên và suy thoái các hệ sinh thái biển.

 
   

Công cụ kích điện sử dụng để khai thác thủy sản là hành vi hủy hoại nguồn lợi bị nghiêm cấm trong khai thác thủy sản.
        Theo thống kê năm 2022, qua kiểm tra Chi cục Thủy sản Nghệ An đã phát hiện và xử lý 68 trường hợp tàu cá vi phạm ở vùng biển ven bờ, vùng lộng tỉnh Nghệ An với số tiền xử phạt là 217 triệu, tịch thu 03 chiếc kích điện, 15m dây điện. Trong 06 tháng đầu năm 2023 phát hiện và xử lý 65 trường hợp tàu cá vi phạm với số tiền xử phạt là 128,3 triệu đồng, tịch thu 01 chiếc kích điện. Lỗi vi phạm của ngư dân chủ yếu là thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá; không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định; không viết số đăng ký tàu cá hoặc viết không đúng quy định; vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên; không đăng ký tàu cá; Ghi không đúng nhật ký khai thác thủy sản; tàng trữ công cụ kích điện để khai thác thủy sản; thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân theo quy định...
       Thực tế cho thấy ngoài các hành vi vi phạm trên thì vẫn còn một số đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, chống trả quyết liệt, dùng mọi thủ đoạn để che dấu hành vi vi phạm như cắt bỏ ngư cụ, ném tang vật xuống biển khi phát hiện lực lượng kiểm tra nên cơ quan chức năng không có đủ căn cứ xử lý. Khi hải sản xuất hiện nhiều ở vùng ven bờ ngư dân dùng tàu lưới kéo công suất lớn hoạt động vào ban đêm nên rất khó phát hiện, nhưng khi lực lượng chức năng đến kiểm tra để xử lý, lợi dụng trời tối chống đối quyết liệt không chịu dừng tàu, chèn ép tàu...
 
   

Đối tượng bỏ chạy và rất manh động chống trả quyết liệt đoàn kiểm tra

Số liệu trên cho thấy tình trạng vi phạm ở khu vực vùng biển ven bờ, vùng lộng vẫn còn diễn ra phổ biến, đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, chống trả quyết liệt; tình trạng tàu cá vi phạm về sử dụng ngư cụ trong khai thác thủy sản, vi phạm về nhật ký thủy sản, việc sử dụng các ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt vẫn còn xảy ra, khai thác ảnh hưởng tới môi sinh, môi trường.

Để chấm dứt thực trạng trên trong nhiều năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT ngành thủy sản Nghệ An đã và đang thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp do vậy các hành vi vi phạm nói trên đã giảm đáng kể, các hành vi sử dụng công cụ kích điện, ngư cụ cấm, khai thác bằng các hình thức hủy diệt đã được kiểm soát tuy nhiên vẫn chưa triệt để.

 
   
Kiểm tra tàu cá trong điều kiện thời tiết khó khăn, khắc nhiệt
Ngoài nguyên nhân về ý thức cũng như trình độ nhận thức của ngư dân trong việc tuân thủ quy định khai thác thủy sản còn hạn chế, một số vì lợi ích kinh tế nên cố tình vi phạm, cơ chế chính sách chưa phù hợp và đủ mạnh để ngư dân có đủ điều kiện chuyển đổi nghề khai thác từ vùng lộng ra vùng khơi, từ nghề giã kéo sang các nghề khác…thì lực lượng thực thi nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển còn nhiều khó khăn, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu để kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.
        Lực lượng thanh tra chuyên ngành tại Chi cục Thủy sản chưa phải là lực lượng kiểm ngư chính quy nên chưa được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
       Việc tuần tra, kiểm soát trên biển chưa thường xuyên do nguồn kinh phí được cấp hạn chế, nhân lực còn mỏng trong khi vùng biển được giao quản lý rộng, lượng tàu thuyền tham gia khai thác trên vùng biển Nghệ An nhiều.
       Công tác phối kết hợp xử lý vi phạm giữa các cơ quan quản lý có lúc còn chưa cao, sự vào cuộc của chính quyền địa phương (huyện, xã) một số nơi còn chưa quyết liệt.
        Chế độ chính sách cho lực lượng làm công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển còn chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.
 
Lực lượng kiểm tra chưa phải là lực lượng kiểm ngư chính quy
         Để khắc phục các hạn chế trong thực thi nhiệm vụ, thời gian tới các cấp chính quyền cần quan tâm khắc phục các yếu kém trên, dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho công tác thực thi pháp luật và xử lý vi phạm trên biển.
Sớm hoàn chỉnh bộ máy kiểm ngư địa phương để chuẩn hóa và có sự thống nhất, chỉ đạo điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm ngư từ trung ương đến địa phương
         Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên biển nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực trong thực thi nhiệm vụ
         Bổ sung kinh phí và nhân lực cho lực lượng thực thi nhiêm vụ tuần tra trên biển. Quan tâm và có chế độ chính sách phù hợp, tương xứng với nhiệm vụ được giao.
         Bên cạnh đó việc ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản trái phép phải cần có sự phối hợp chặt chẽ, quyết liệt giữa các cấp, ngành trong quản lý, có chính sách hỗ trợ để giúp các hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề khai thác, làm tốt công tác tuyên truyền trong cộng đồng ngư dân; giáo dục ý thức chấp hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy sản cho mọi người dân, nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản chính là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người; sử dụng những dụng cụ khai thác thân thiện môi trường; không khai thác trong thời gian sinh sản, chưa đến thời kỳ khai thác và các đối tượng cấm khai thác; không khai thác trong vùng cấm; sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới đúng quy định và có tính chọn lọc cao.
                                                                      Biện Thành Luân
                                          (Phòng Thanh tra - Pháp chế, Chi cục Thủy sản)

Tác giả: Cán bộ 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm132
  • Hôm nay11,843
  • Tháng hiện tại121,471
  • Tổng lượt truy cập12,492,195
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây