SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ THÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN

Thứ năm - 10/02/2022 22:26 1.083 0
Ngày 18/01/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực Thủy sản.

Để triển khai hướng dẫn Luật Thủy sản năm 2017, ngày 15/11/2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thộ đã ban hành các Thông tư: Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Thông tư số 20/2018/TT-BNNPTNT quy định về trang phục, biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, thẻ kiểm ngư và màu sơn tàu, xuồng kiểm ngư; Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; Thông tư số 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản; Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá; Thông tư số 24/2018/TT-BNNPTNT quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; Thông tư số 25/2018/TTBNNPTNT quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống; Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Sau gần 02 năm triển khai thực hiện các Thông tư nêu trên các quy định của Luật Thủy sản đã từng bước đi vào đời sống, góp phần đưa công tác quản lý nghề cá của nước ta phát triển bền vững, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện trong thực tiễn đã bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc và được tổ chức, cá nhân, địa phương kiến nghị. Tổng cục Thủy sản đã nghiên cứu, tiếp thu, rà soát các nội dung quy định tại các Thông tư và nhận thấy một số tồn tại, vướng mắc cần được sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tiễn quản lý sản xuất thủy sản. cụ thể như: Việc xem xét điều chỉnh ranh giới, diện tích Khu bảo tồn biển để phù hợp với thực tiễn quản lý; quy định đánh dấu ngư cụ hoạt động 3 trên biển; tọa độ khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn tại một số địa phương cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế; lộ trình chuyển đổi nghề lưới kéo; quy trình thực hiện điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm tại một số cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thủy sản, hệ thống cộng tác viên địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan; quy định trang phục tăng thêm đối với Phòng Chỉ huy Nghiệp vụ thuộc Cục Kiểm ngư; quy định đối với thủy sản bốc dỡ qua cảng điện tử, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác điện tử; quy định tối thiểu đối với chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng và thợ máy tàu cá; quy định văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá; sửa đổi cụm từ “tàu kiểm ngư” bằng cụm từ “tàu công vụ thủy sản”; mẫu sổ danh bạ thuyền viên tàu cá; một số biểu mẫu về đăng kiểm tàu cá; nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng I, hạng II và hạng III; quy định cấp lại thẻ, dấu đăng kiểm viên tàu cá; cấp lại Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá; thẻ đăng kiểm viên tàu cá hết hạn từ 24 tháng trở lên; Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; máy thủy cũ lắp đặt xuống tàu cá; xóa đăng ký tàu cá; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan; nhập dữ liệu tàu cá, tàu công vụ thủy sản đã được đăng kiểm vào phần mềm cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia “VNFISHBASE” theo quy định; bổ sung thông tin chiều dài lớn nhất vào phần Dữ liệu về giấy phép khai thác thủy sản; bổ sung thông tin về số đăng ký tàu cá; chủ tàu (Họ và tên, số chứng minh nhân dân/số thẻ căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại, đơn vị cung cấp dịch vụ, mã nhận dạng thiết bị, mã kẹp chì) vào phần Dữ liệu về giám sát hành trình tàu cá; trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng hoặc có thay đổi thông tin nhà xuất khẩu, cửa khẩu nhập, kích cỡ loài thủy sản, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc địa điểm nuôi giữ thủy sản sống nhập khẩu trên Giấy phép; báo cáo kết quả nhập khẩu, vận chuyển, nuôi giữ thủy sản sống trong 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ; trường hợp giấy phép bị mất; hoặc hư hỏng; hoặc có thay đổi thông tin nhà xuất khẩu, cửa khẩu nhập, kích cỡ loài thủy sản, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc địa điểm nuôi giữ thủy sản sống nhập khẩu trên Giấy phép; đánh giá rủi ro; thời hạn sử dụng nhập khẩu đối với tôm bố mẹ nhập khẩu; thời hạn sử dụng nhập khẩu đối với tôm sú bố mẹ nhập khẩu; thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu; xây dựng, quản lý, sử dụng phần mềm quản lý giống thuỷ sản, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản…

Với mục đích thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thủy sản nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân; phát triển thủy sản bền vững và có trách nhiệm; ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trên biển.
Nguồn: Nguyễn Văn Hải, phòng QLTC & CSDVHCNC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay17,183
  • Tháng hiện tại401,813
  • Tổng lượt truy cập14,239,985
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây