Nghệ An - Người nuôi tôm mạnh dạn chuyển đổi trong sản xuất

Thứ hai - 04/04/2022 22:42 1.108 0
Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, người nuôi tôm ngày càng mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cả về hình thức và công nghệ nuôi để giảm thiểu tối đa rủi ro do thời tiết, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường vùng nuôi đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất tôm thương phẩm.
 
Ảnh: Nuôi tôm trong lồng nổi có mái che tiện lợi cho quản lý - vận hành, giảm thiểu dịch bệnh, tăng năng suất

Theo ông Hồ Đình Nhiệm, hộ nuôi tôm tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu thì nuôi tôm trong ao lót bạt hay ao bê tông trong 5 năm trở lại đây, không còn đạt hiệu quả như trước đây nữa vì tôm dễ bị nhiễm bệnh, chậm lớn nên ông đã đầu tư san lấp mặt bằng, xây dựng 6 lồng nổi, mỗi lồng 500 m2  cùng với hệ thống ao chứa/lắng, ao xử lý, ao cấp, ao thải và trang thiết bị kèm theo như máy phát điện, hệ thống sục khí,... trên diện tích 2ha, với chi phí gần 4 tỷ đồng để chuyển đổi từ hình thức nuôi ao sang nuôi lồng nổi ứng dụng công nghệ vi sinh theo quy trình nuôi tôm 3 giai đoạn; với hệ thống nuôi lồng nổi này thì ông có thể  khống chế được các yếu tố bất lợi của thời tiết, giảm thiểu dịch bệnh, dễ vận hành quản lý, có thể di chuyển, thay đổi kích thước củng như chủ động được thời vụ có thể nuôi tôm quanh năm và nuôi mật độ cao 200 - 300con/m2 cho năng suất cao gấp 4-5 lần so với mô hình ao nuôi ngoài trời. Đặc biệt với mô hình này sẽ khắc phục được ảnh hưởng của thời tiết thất thường dịp cuối năm và lạnh giá vào mùa đông để nuôi tôm, thu hoạch tôm vào các thời điểm có giá bán cao so với chính vụ như dịp lễ noel, tết dương lịch, tết âm lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo ông Nhiệm, để ông bỏ ra đã lên đến gần 4 tỷ đồng.
Ảnh: Khu nuôi tôm công nghệ mới của gia đình ông Nhiệm tại xã Quỳnh Xuân

Qua nhiều năm theo dõi, tìm hiểu về các mô hình nuôi tôm hiệu quả thì năm nay, ông Nguyễn Đình Thanh tại xã Nghi Quang, Nghi Lộc cũng đã mạnh dạn đầu tư gần 2 tỷ đồng để xây dựng 6 lồng nổi trên diện tích 1,72 ha nuôi tôm trước đây của gia đình để nuôi tôm công nghệ mới với 4 lồng nuôi giai đoạn 2,3 và 2 lồng ương gièo giai đoạn 1.
Ảnh: Khu nuôi tôm mới được chuyển đổi của gia đình ông Thanh tại xã Nghi Quang

Nuôi tôm thương phẩm ngày càng được người dân đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi tôm, ngày càng được các đơn vị chuyên môn, người nuôi quan tâm và đạt được những bước phát triển tốt. Có nhiều quy trình, công nghệ mới đã được người dân áp dụng thành công mang lại hiệu quả cao trên địa bàn như: quy trình Biofloc, quy trình nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn,... kết hợp với đầu tư nâng cấp hạ tầng vùng nuôi.

Năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An để kịp thời khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có nuôi tôm chân trắng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 06 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ mới được hưởng hỗ trợ theo chính sách phát triển này.
Ảnh: Khu bể tròn mới được một người dân đầu tư xây dựng tại Quỳnh Thọ để nuôi tôm

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, trên địa bàn hiện nay có trên 54 hộ đã  chuyển đổi sang nuôi tôm trong bể/lồng nổi ứng dụng các quy trình, công nghệ mới với tổng diện tích gần 90 ha, tỷ lệ các hộ có lời đạt trên 80%; năng suất đạt từ 10 - 15 tấn/ha/vụ.
 
Nguồn: Cảnh Hoàng - Chi cục Thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập80
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay13,871
  • Tháng hiện tại394,825
  • Tổng lượt truy cập14,232,997
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây