MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT THỦY SẢN 2017

Thứ ba - 09/03/2021 04:10 1.651 0
Luật Thủy sản 2017 được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019 với nhiều điểm mới quan trọng, chi tiết hơn và đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt trong điều kiện xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp nhiều rào cản kỹ thuật, trong đó có thẻ vàng Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo với thủy sản Việt Nam về các quy định IUU (chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, theo theo quy định) và những cảnh báo từ nhiều thị trường khác.
Những điểm mới này được đánh giá là “bước ngoặt” đối với ngành thủy sản nước ta, nhằm chuyển hướng từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm, phát triển hiệu quả, bền vững. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam gỡ “thẻ vàng”.
Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản (Luật 2003 không đề cập vấn đề này).
Cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm toàn bộ dữ liệu ngành về nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, tàu cá…Ví dụ đăng ký tàu cá sẽ được thực hiện bằng Sổ đăng ký tàu cá quốc gia. Tất cả các thông tin và dữ liệu sẽ được chuẩn hóa, số hóa bằng khoa học công nghệ, được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương, thực hiện theo chủ trương chính phủ điện tử. Các cơ quan hữu quan có thể cập nhật vào cơ sở dữ liệu này để nắm bắt thông tin kịp thời.

Quy định quyền cấp hạn ngạch khai thác về các địa phương

Luật quy định quyền cấp hạn ngạch khai thác về các địa phương. Luật cũng quy định rõ căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, cụ thể là căn cứ vào trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác bền vững để xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, đồng thời phân cấp triệt để việc cấp phép khai thác thủy sản cho UBND cấp tỉnh.
Trên cơ sở hạn ngạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao, UBND cấp tỉnh, thành phố sẽ tổ chức cấp phép hạn ngạch trong phạm vi quản lý.
Quy định về Quản lý tàu cá và quy định về xã hội hóa đăng kiểm tàu cá
Quy định này cũng được đưa ra chi tiết trong Luật Thủy sản 2017, nhằm huy động được các nguồn lực từ xã hội tham gia đầu tư vào hoạt động này để giảm tải cho cơ quan quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho người dân; thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước hiện nay.
Theo đó, việc quản lý tàu cá cũng thay đổi, chuyển quản lý từ công suất sang quản lý theo chiều dài lớn nhất của tàu. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên tham gia khai thác thủy sản phải có giấy phép, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên phải thực hiện đăng kiểm... Khi đóng mới, cải hoán, mua tàu cá phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
 

Luật hoá các nội dung liên quan IUU
Luật Thuỷ sản 2017 đã luật hóa các nội dung liên quan đến vấn đề IUU (đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định), trong đó có khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam.
Cụ thể, ngoài việc quản lý khai thác theo hạn ngạch, Luật quy định các hành vi khai thác IUU và chế tài nghiêm khắc với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm, mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên đến 1 tỷ đồng. Như vậy, mức phạt đã được quy định tăng lên gấp 10 lần so với mức phạt tiền như quy định hiện hành.
Luật cũng quy định thu hồi giấy phép khai thác đối với các nhân, tổ chức khai thác trái phép ở vùng biển ngoài Việt Nam. Quy định chặt chẽ về điều kiện không cấp lại giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân có tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác IUU, hoặc không có thiết bị giám sát hành trình (đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, trong đó tàu 24 mét trở lên phải có giám sát hành trình cập nhật tự động)./.
Nguồn: Hồng Nhung - Phòng Quản lý tàu cá và CSDVHC nghề cá

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay6,950
  • Tháng hiện tại155,836
  • Tổng lượt truy cập12,526,560
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây