Công tác đăng kiểm tàu cá gắn liền với cấp phép khai thác thủy sản

Thứ ba - 27/10/2020 21:22 641 0
Tỉnh Nghệ An hiện có hơn 3400 tàu cá thuộc diện quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT mà trực tiếp là Chi cục Thủy sản, trong đó có hơn 1700 tàu cá thuộc diện bắt buộc đăng kiểm, tàu cá xa bờ có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên có hơn 700 tàu phân bố chủ yếu ở cửa sông lạch Quèn, lạch cờn và lạch Thơi. Sản lượng khai thác hải sản lớn với nhiều chủng loại có giá trị kinh tế cao như mực ống, cá thu, cá mú, cá hồng, cá hố... phục vụ nhu cầu người dân địa phương và xuất khẩu.
        Những năm gần đây, do ảnh hưởng của môi trường tác động đến nguồn lợi hải sản làm năng suất khai thác giảm xuống rõ rệt ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bà con ngư dân.Cùng với đó là sự kiện ủy ban Châu Âu cảnh báo thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam đã khiến tình hình khai thác thủy sản đứng trước những khó khăn thách thức lớn.
          Trước thực trạng đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn ngư dân chuyển đổi ngư trường vươn khơi sản xuất, đồng thời tổ chức đồng bộ các giải pháp kiểm tra giám sát nhằm khắc phục các tình trạng vi phạm pháp luật trong sản xuất thủy sản để tháo gỡ cảnh báo thẻ vàng của Liên minh Châu Âu. Trong đó, hoạt động đăng kiểm tàu cá là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện đồng bộ các giải pháp giúp ngư dân vươn khơi bám biển sản xuất và là điều kiện tiên quyết để cơ quan chức năng cấp phép cho tàu cá hoạt động thủy sản, tuân thủ các quy định về hoạt động sản xuất khai thác thủy sản trên các vùng biển.
          Xác định đăng kiểm tàu cá là nhiệm vụ mang tính kỹ thuật hết sức quan trọng, Chi cục Thủy sản đã chủ động tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT cho đào tạo nâng cao trình độ các đăng kiểm viên. Mua sắm máy móc, trang thiết bị đăng kiểm đầy đủ nhằm chuyên môn hoá công tác đăng kiểm tàu cá, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá của tỉnh. Công tác đăng kiểm từ khâu thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật đến kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kỹ thuật quá trình tàu cá được đóng mới, cải hoán, sửa chữa đảm bảo chất lượng, tiến độ; kịp thời nghiệm thu, cấp hồ sơ đăng kiểm ngay khi tàu cá thi công hoàn thiện tạo điều kiện cho ngư dân sớm đưa tàu vào hoạt động sản xuất.
Ảnh. Đăng kiểm viên đang kiểm tra hệ thống máy chính tàu cá
         
         Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đăng kiểm tàu cá, trong đó tiếp tục chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ đăng kiểm, đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương; lồng ghép các đợt kiểm tra an toàn kỹ thuật cho tàu cá để tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về đăng kiểm và quản lý tàu cá cho ngư dân hiểu rõ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Đồng thời, giúp ngư dân an tâm bám biển, nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần bảo vệ chủ quyền biển bảo của Tổ quốc và là cơ sở để cấp phép khai thác thủy sản.
/.
Nguồn: Nguyễn Văn Hải - phòng Quản lý tàu cá & CSDVHCNC

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay14,263
  • Tháng hiện tại244,476
  • Tổng lượt truy cập10,437,285
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây