THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC VÙNG NUÔI TÔM

Thứ hai - 25/07/2022 04:12 355 0
Từ ngày 11-13/7/2022, Chi cục Thuỷ sản Nghệ An tiến hành lấy mẫu giáp xác, mẫu nước các sông, kênh cấp đại diện tại các vùng nuôi tôm để kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, bệnh virut đốm trắng. Đối với mẫu giáp xác được gửi thuê phân tích tại Chi cục Thú y vùng III và có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 2915/CĐXN-CĐ ngày 15/7/2022. Nhằm cảnh báo cho các cơ sở nuôi có biện pháp xử lý, phòng ngừa trong sản xuất, Chi cục Thủy sản Nghệ An thông báo kết quả kiểm tra như sau:
1. Kết qu kim tra các ch tiêu cht lượng nước


TT
            Chỉ tiêu

Điểm lấy mẫu
pH Độ mặn
(‰)
Độ kiềm
(mg/l)
NH3
(mg/l)
Oxy hòa tan (mg/l)
Ngưỡng cho phép 7 ÷ 9 5 ÷ 35 60 ÷ 180 < 0,3 ≥ 3,5
1 Kênh nhà Lê - vùng nuôi Quỳnh Dị/Quỳnh Lộc 8,0 7 90 0,03 5,0
2 Sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Xuân/Quỳnh Liên 8,0 5 90 0,03 5,0
3 Sông Mai Giang - vùng nuôi Mai Hùng 8,0 5 90 0,03 5,0
4 Sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Bảng/Quỳnh Thanh 7,5 0 72 0,009 4,5
5 Sông Mai Giang- vùng nuôi Quỳnh Lương 7,0 0 90 0,003 4,5
6 Cống nước Lường - vùng nuôi An Hòa 8,0 0 72 0,03 5,0
7 Đập Ráng - vùng nuôi Diễn Trung 8,5 20 107 0,08 5,0
8 Cầu Kiệt - vùng nuôi Nghi Quang/Khánh Hợp 8.0 01 90 0,03 4,5
9 Sông Lam, cống thủy sản - vùng nuôi Hưng Hòa 8.0 11 107 0,03 5,0

Nhận xét kết quả:
- Các chỉ tiêu chất lượng nước gồm: độ kiềm, pH, NH­­3, hàm lượng oxy hòa tan ở các điểm lấy mẫu đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép và phù hợp cho tôm nuôi nước lợ.
- Thông số độ mặn tại các điểm lấy mẫu gồm: cống nước Lường - vùng nuôi An Hòa, sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương nằm ngoài khoảng giới hạn cho phép; các điểm lấy mẫu còn lại nằm trong ngưỡng cho phép.

2. Kết quả kiểm tra mầm bệnh
TT Điểm lấy mẫu Kết quả kiểm tra WSSV
(Đốm trắng)
1 Kênh nhà Lê - vùng nuôi Quỳnh Dị/Quỳnh Lộc Âm tính
2 Sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Xuân/Quỳnh Liên Âm tính
3 Sông Mai Giang - vùng nuôi Mai Hùng Âm tính
4 Sông Mai Giang - vùng nuôi Quỳnh Bảng/Quỳnh Thanh Âm tính
5 Sông Mai Giang- vùng nuôi Quỳnh Lương Âm tính
6 Cống nước Lường - vùng nuôi An Hòa Âm tính
7 Đập Ráng - vùng nuôi Diễn Trung Âm tính
8 Cầu sông Kiệt - vùng nuôi Nghi Quang/Khánh Hợp Âm tính
9 Sông Lam, cống thủy sản - vùng nuôi Hưng Hòa Âm tính
Kết quả: 09 mẫu giáp xác lấy tại kênh cấp của các vùng nuôi tôm âm tính với bệnh vius đốm trắng.

3. Khuyến cáo
Để quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh, Chi cục thủy sản Nghệ An đề nghị Phòng Nông nghiệp&PTNT/Kinh tế UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã/phường; HTX; tổ cộng đồng các vùng nuôi tôm triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Hiện tại, thông số độ mặn trong nguồn nước cấp tại các điểm lấy mẫu vùng nuôi An Hòa, vùng nuôi Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương, Nghi Quang, Khánh Hợp nằm dưới ngưỡng cho phép, do đó người nuôi trong khu vực cần tiến hành kiểm tra lại độ mặn của nước trước khi lấy vào ao chứa lắng, nước cấp vào ao nuôi phải đạt độ mặn từ 5-35‰.
- Các cơ sở nuôi cần lấy nước và xử lý nước trong ao lắng/lọc trước khi cấp vào ao nuôi. Quy trình cấp nước cần lưu ý: lấy nước ở thời điểm đỉnh triều qua túi lọc dày (đường kính lỗ lọc ≤ 200µm) để loại bỏ rác, ấu trùng địch hại vào ao lắng/lọc; cần sử dụng các hóa chất khử trùng được phép lưu hành trên thị trường để khử trùng nước, giữ nước trong ao lắng 2-3 ngày và chạy quạt khí để loại bỏ hóa chất khử trùng trong nước trước khi cấp vào ao nuôi.
- Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 7 đến tháng 8, các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có xuất hiện nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất từ 37-39oC, có nơi trên 40oC. Thời gian có nhiệt độ trên 35oC từ 10-17h hàng ngày. Do đó, để ổn định môi trường ao nuôi và hạn chế tác động xấu của thời tiết nắng nóng đến tôm nuôi, các cơ sở nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
+ Kiểm tra bờ, cống ao để tránh hiện tượng rò rỉ, mất nước. Duy trì mực nước ao từ 1,2-1,8m để ổn định nhiệt độ nước ao nuôi. Chuẩn bị nước sạch trong ao sẵn sàng để cung cấp hoặc thay thế một phần nước ao nuôi khi cần.
+ Tăng cường quạt nước vào thời điểm từ 10-18h để tránh sự phân tầng nhiệt, tăng cường oxy hòa tan ở tầng đáy. Quạt khí vào ban đêm từ 2-4h sáng để tránh thiếu oxy hòa tan trong nước.
+ Cho tôm ăn vào sáng sớm và chiều mát. Giảm 30-40% lượng thức ăn cho tôm vào những ngày nắng nóng trên 35oC. Ngừng cho tôm ăn ở những thời điểm môi trường nước trên 39oC. Kiểm tra lượng thức ăn dư thừa và xi phông đáy để loại bỏ nguồn hữu cơ.
+ Bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn để tăng cương sức đề kháng giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ.
+ Hạn chế đánh bắt, san thưa và vận chuyển tôm khi thời tiết nắng nóng, trong trường hợp cần thiết nên tiến hành vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Thường xuyên quan sát màu nước ao nuôi và tôm thông qua phản xạ, màu sắc, đường ruột và phân. Nếu có biểu hiện bất thường cần báo ngay cán bộ kỹ thuật phụ trách để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt các kết quả quan trắc môi trường trong và ngoài vùng nuôi của các cơ quan chuyên môn để có biện pháp lấy nước, xử lý nước đảm bảo, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho tôm nuôi./.
PHÒNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay17,183
  • Tháng hiện tại398,853
  • Tổng lượt truy cập14,237,025
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây