MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Chủ nhật - 24/01/2021 23:32 2.404 0
Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức đã và đang khiến nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển ngành thủy sản và nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Chính vì vậy, việc  bảo tồn nguồn lợi thủy sản càng cấp bách hơn.
Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi về nguồn lợi sinh vật biển mà đặc biệt là nguồn lợi hải sản, nhưng trong thời gian vừa qua do sự phát triển nhanh của phương tiện đánh bắt làm nguồn lợi thủy sản giảm sút nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là khai thác quá mức. Hiện tỉnh Nghệ An có 3.469 tàu thuyền khai thác thủy sản, các phương tiện khai thác thủy sản có chiều dài dưới 12m (chiếm khoảng 49% tổng số tàu thuyền), chủ yếu khai thác trong vùng nước ven bờ và đã gây áp lực lớn cho nguồn lợi thủy sản. Tại vùng biển ven bờ các loài động vật không xương sống có giá trị như tôm Hùm, trai Tai Tượng, ốc Đụn, trai Ngọc, bào Ngư, Hải Sâm… hầu như biến mất. Theo thông tin của nhiều ngư dân có kinh nghiệm của địa phương thì ốc Tù và đã có rất nhiều trong những năm trước đây nhưng hiện rất khó tìm thấy. Hơn nữa, hiện nay ở vùng biển ven bờ của tỉnh Nghệ An vẫn còn tình trạng khai thác với các nghề mang tính hủy diệt các loài sinh vật biển.
Để bảo vệ nguồn lợi hải sản, cần thực hiện những biện pháp sau:
- Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ vào mùa tôm, cá sinh sản, mở rộng vùng khai thác xa bờ
- Thả một số loài hải sản quý hiếm vào thủy vực nội địa và vũng, vịnh ven biển để tăng nguồn lợi hải sản và ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài hải sản này.
- Thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi.
- Nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt như thuốc nổ, hóa chất, điện...
- Bảo vệ môi trường biển, nơi sinh sống của các loài hải sản.

San hô và cá phát triển quanh Rạn nhân tạo
         
Đồng thời, việc ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản trái phép cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong quản lý vật liệu nổ, chất độc; làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân và tăng cường tuần tra, kiểm soát; có chính sách hỗ trợ để các hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả sang các ngành nghề khác hiệu quả hơn./.
Nguồn: Hồng Nhung - Phòng Quản lý tàu cá và CSDVHC nghề cá

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay16,157
  • Tháng hiện tại208,344
  • Tổng lượt truy cập12,579,068
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây