Hiểm họa từ 'ngư cụ ma' trong lòng đại dương

Thứ ba - 26/10/2021 04:45 2.250 0
Ngư cụ ma là các dụng cụ đánh cá bị bỏ đi tạo ra một khối lượng nhựa gây ô nhiễm đáng kể ở biển và đại dương trên khắp thế giới và có thể bẫy những động vật biển hoang dã lớn, khiến chúng chết từ từ trong đau đớn; Lưới, dây, lồng, bẫy tôm và lưới rê hoặc mất hoặc được cố ý thải ra đại dương với tốc độ ước tính một tấn mỗi phút, các nghề này tạo ra ngư cụ gây đánh ma cao nhất.

1. NGHỀ LƯỚI RÊ là loại ngư cụ hoạt động thụ động như một "bức tường" nằm trong nước và bắt những cá thể thủy sản mắc kẹt vào đó. Có nhiều loại hình lưới rê để phân loại, mỗi loại có các đặc điểm khác nhau. Ví dụ, có loại có thể cố định hoặc có loại để trôi, loại lưới này hoạt động ở các độ sâu khác nhau của cột nước (tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy) và kích thước mắt lưới thay đổi tùy thuộc vào loài mục tiêu. Loại ngư cụ với các dây câu mảnh, chủ yếu là sợi cước này rất dễ bị thất lạcvà thường không được tìm kiếm nhiều vì giá rẻ và dễ thay thế. Vì đây là ngư cụ đánh cá thụ động nên nó sẽ tiếp tục đánh bắt sau khi bị thất lạc, và ngay cả khi “bức tường” bị sụp đổ do mất phao nổi, nó vẫn sẽ ảnh hưởng đến tầng đáy của đại dương. Việc đánh dấu ngư cụ, thử nghiệm các vật liệu thay thế, cũng như khuyến khích tìm và thu hồi loại ngư cụ này sẽ giúp giảm tác động của chúng.

Hình 1. Lưới rê đánh bắt cá

2. LỒNG VÀ BẪY cũng đã được thừa nhận là ngư cụ ma có hại nghiêm trọng. Mặc dù mỗi loại có cấu trúc khác nhau, với vật liệu từ tre đến nhựa và kim loại, cả hai đều hoạt động dưới nước và thường bẫy các loài bằng cách sử dụng mồi. Loại ngư cụ này thường bị mất/thất lạc vì những lý do tương tự như lưới rê. Nếu bị mất/thất lạc, lồng và bẫy sẽ tiếp tục thu hút động vật do có mồi trong đó. Vòng gây hại luẩn quẩn được tạo ra khi các cá thể bị mắc vào đó trở thành mồi của những nạn nhân tiếp theo. Và việc này sẽ tiếp diễn cho đến khi cấu trúc của ngư cụ mất tình trạng nguyên vẹn, nhưng tác động vẫn có thể tiếp tục sau đó vì ngư cụ này thường được buộc bằng phao và do đó các đám rối dây phao vẫn có thể gây ra tác hại. Do đó ở một số quốc gia, các hướng dẫn hoặc thậm chí là các quy định bắt buộc phải có cơ chế để theo dõi và thu lại các ngư cụ thất lạc (như đánh dấu ngư cụ hoặc thậm chí gn GPS cho ngư cụ.
 
Hình 2. Lồng, bẫy đánh bắt cá
3. CHÀ RẠO (FADS) trên thế giới thường được sử dụng nhiều trong đánh bắt cá ngừ. Một cách tự nhiên cá tập trung xung quanh các vật nổi và ngư dân đã lợi dụng hành vi này, tập trung đánh bắt xung quanh các vật nổi và cố tình triển khai các vật nổi thu hút cá. Ước tính số chà rạo được sứ dụng trên toàn cầu hàng năm đao động trong khoảng từ 45.000 đến hơn 100.000.. Chà rạo được chế tạo bằng cách sử dụng lưới vây cũ hoặc các nguồn khác. Lưới thường được quấn quanh một vật nối và phần còn lại thả dài xuống dưới bề mặt nước, có khi tới độ sâu 70m hoặc hơn trong một số trường hợp. Kích thước mắt lưới sử dụng dao động từ 90mm đến 200mm. Kiểu giăng lưới như thế này có thể bắt cá và các động vật khác tập trung xung quanh chà rạo kéo theo các động vật săn mồi bị thu hút bởi sự tập hợp của các loài quanh chà rạo. Thông thường chà rạo tự trôi có thể theo dõi được bằng cách sử dụng phao vệ tinh, nhưng ngư dân và các doanh nghiệp đánh bắt thường sẽ ngừng theo dõi các lưới chà rạo bị trôi dạt, thay vì thu hồi chúng, khi chúng trôi ra khỏi khu vực đánh bắt. Các tác động nguy hại sau khi chà rạo không còn được cán cá nhân/doanh nghiệp đánh bắt theo dõi hoặc sử dụng bao gồm: tiếp tục đánh bắt ma các loài mục tiêu và các loài dễ bị tổn thương gây tác động có hại đối với sinh cảnh sống ở đại dương và gần bờ. Nghiên cứu hiện đang được tiến hành để thiết kế loại chà rạo có thể phân hủy sinh học giúp giảm thiểu tác động có hại, …. (còn tiếp).

Hình 3. Chà rạo

Phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
qc tc
ql cs
pmsh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập124
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay6,378
  • Tháng hiện tại155,264
  • Tổng lượt truy cập12,525,988
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây